Đỗ Duy Ngọc
8/1/2019
( Ảnh: Nguyen Jackie) |
Ông bạn tui là dân Bắc di cư năm 1954. Cả làng Sơn Tây của ông ôm thánh giá
và tượng Chúa xuống tàu há mồm vào Nam để tránh Cộng sản.
Cùng với dòng người di cư vảo Nam, những người dân làng Sơn Tây được chia khu đất bỏ hoang đầy sình lầy, cỏ mọc quá đầu người thuộc xã Tân Sơn Hòa, Tân Bình mà khai phá. Cực nhọc trăm bề, cỏ ngút ngàn, bùn lầy bao la với muỗi mòng, rắn rít. Với tánh chịu thương chịu khó của người nông dân Bắc bộ, mỗi gia đình tự sức mình biến bùn lầy thành vườn rau xanh. Cánh đồng rau Sơn Tây hình thành từ đấy. Cho đến giờ là truyền được mấy đời.
Cùng với dòng người di cư vảo Nam, những người dân làng Sơn Tây được chia khu đất bỏ hoang đầy sình lầy, cỏ mọc quá đầu người thuộc xã Tân Sơn Hòa, Tân Bình mà khai phá. Cực nhọc trăm bề, cỏ ngút ngàn, bùn lầy bao la với muỗi mòng, rắn rít. Với tánh chịu thương chịu khó của người nông dân Bắc bộ, mỗi gia đình tự sức mình biến bùn lầy thành vườn rau xanh. Cánh đồng rau Sơn Tây hình thành từ đấy. Cho đến giờ là truyền được mấy đời.
Gia đình ông là thành viên của cộng đồng đấy, sau này người ta gọi là vườn
rau Lộc Hưng, hồi ấy là vùng ngoại ô Sài Gòn. Gia đình ông cũng trồng rau và
nhờ rau bố mẹ ông nuôi được đàn con ăn học, anh chị nào cũng đỗ Tú tài. Khu vực
đó có giáo xứ Lộc Hưng, có nhà thờ cho các con chiên ngoan đạo, có chợ, có
trường học. Họ mang cả phong tục, tập quán, nếp sống của làng quê Bắc bộ vào
trời Nam.
Cuộc sống trôi đi, bỗng nhiên những năm 1969 – 1970, nhiều người tự xưng là
thương phế binh đến cướp đất của bà con. Trước viễn cảnh khốn cùng của gia
đình, người dân quyết giữ đất và bà con đã lập thành lực lượng chống những kẻ
cướp đất. Chính quyền Việt Nam Cộng Hoà bênh vực dân, không cho phép thương phế
binh cướp đất, cuộc sống của nhân dân trở lại bình yên, vườn rau xanh mướt ngày
ngày vẫn cung cấp rau xanh cho thành phố.
Năm 1968, sau vụ Mậu Thân, ông bạn tui nhập ngũ, học trường Võ Bi Đà Lạt.
Ra trường tình nguyện vào lực lượng nhảy dù, đánh đấm như điên. Đến tháng tư
bảy lăm, rã ngũ, đi học tập cải tạo bảy năm, trải qua bao vất vả, trầm luân,
nhiều lần đói rét bệnh tật tưởng chết. Cải tạo về, đạp xích lô mấy năm thì đi
Mỹ diện HO. Cũng yên thân. Gia đình anh chị em và bà mẹ già vẫn ở vườn rau Lộc
Hưng, vẫn tiếp tục nghề trồng rau. Ở xứ người bạn tui đi học, đi làm chẳng chịu
lập gia đình. Đến tuồi hưu lại đi làm bảo vệ cho một nhà hàng lớn ở phố Bolsa,
Nam Cali.
Từ những năm 2001,2002 nhà nước đã ngấp nghé muốn quy hoạch vườn rau này,
nhưng kế hoạch chưa thực hiện được. Năm 1999, theo Luật Đất đai sửa đổi và
hưởng ứng Chỉ thị 24/1999/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về tổng kiểm kê đất
đai, người dân Lộc Hưng đã đến Ủy ban Nhân dân phường 6 và Ủy ban Nhân dân quận
Tân Bình xin xác nhận quá trình sử dụng đất. Tuy nhiên, họ đã bị chính quyền từ
chối bởi mảnh đất này đang nằm trong âm mưu cưỡng đoạt của nhà nước.
Nhiều cuộc xung đột đã nổ ra giữa chính quyền và nhân dân và vào ngày
4/1/2019, công an thành phố Hồ Chí Minh đã cưỡng chế khu vực này. Lực lượng
công an và dân quân phòng vệ đã tiến hành đập phá hơn 10 ngôi nhà của người dân
và tạm giam gần 10 người đang sinh sống tại khu vực Vườn rau Lộc Hưng. Năm hết,
Tết đến, dân Lộc Hưng còn chốn nào để dung thân.
Mảnh đất này tồn tại đã biết bao nhiêu năm, từ vùng đất hoang hoá, sình lầy
trở thành khu thị tứ và vườn rau như ngày nay. Đã bao nhiêu nước mắt, mồ hôi và
cả máu của người dân đã đổ ra để bây giờ đền bù mỗi mét vuông không mua được ổ
bánh mì thịt. Người dân đã sống mấy đời ở đây, đã đóng thuế đầy đủ, chỉ chưa được
cấp cái gọi là Sổ Đỏ nên không được công nhận quyền sử dụng và sở hữu. Dựa trên
nguyên lý ”đất đai thuộc toàn dân, nhà nước đại diện quản lý” nên chính quyền
đã tự tiện quy hoạch, tự tiện đuổi dân đi và tịch thu, cưỡng chế không cần lý
do. Bài học Thủ Thiêm còn nóng hổi, nước mắt của dân Thủ Thiêm còn chảy. Nỗi
oan khuất còn hiện diện chưa giải quyết xong. Bây giờ lại Lộc Hưng. Nỗi đau Lộc
Hưng tiếp nối nỗi đau Thủ Thiêm. Năm hết, Tết đến, những người dân bị đuổi khỏi
căn nhà của mình sẽ thắp nén nhang vào đâu, đốt cây đèn vào đâu để đón ông bà,
để chào xuân mới khi ngôi nhà của họ chỉ còn là đống đổ nát. Nhà gia đình ông
bạn tui giờ chỉ là đống gạch vụn. Ngày xưa trong chế độ cũ, bà con đã tranh đấu
thành công khi thương phế binh đến cắm dùi. Họ chiến đấu thành công là nhờ
chính phủ lúc ấy đồng lòng với dân. Bây giờ, trong chế dộ mới họ phải đầu hàng
vì kẻ đi cướp đất của họ là chính quyền, họ biết dựa vào đâu nữa. Người dân Lộc
Hưng nói:"Bà con vẫn ở trong tình thế rất là lo lắng, nhưng vẫn kiên định
là đất đai tài sản ông bà để lại, dù không đủ sức lực chống lại sức mạnh của
nhà cầm quyền nhưng sẽ cố hết sức có thể để giữ gìn,"
Rồi sẽ có thêm một Thủ Thiêm nữa ở Sài Gòn?
Ông bạn tui từ Mỹ về Sài Gòn ăn Tết, chứng kiến cảnh nhà bị đập phá tan
hoang, chỉ sững sờ mà trào nước mắt. Ngồi với tui ở quán cà phê lề đường, ông
nói với tui một câu, ngẫm đi ngẫm lại thấy có lý: "Đụ mẹ, năm 54 bỏ cộng
sản vô đây, tưởng thoát rốt cuộc cũng phải sống với cộng sản. Bỏ ruộng đất
ngoài quê cho cộng sản, vào đây làm được miếng vườn, rốt cuộc cũng bị cộng sản
cưỡng chế. Thân tao trốn cộng sản, cầm súng chống cộng, rồi cũng bị bảy năm tù
của nhà tù cộng sản. Đi qua Mỹ, tưởng đổi đời, cuối cùng lại đi làm thằng bảo
vệ cho nhà hàng của mấy anh cộng sản qua Mỹ kinh doanh. Đúng là chạy trời không
khỏi nắng. Đau thật"