21 janvier 2020

Máu thấm trên đất Đồng Tâm


Thiện Tùng

20/1/2020



Nhứt Hậu hôn nhì Điền thổ, một câu nói như một khẳng định, nó chào đời từ xa xưa, nhưng dường như nó đã, đang và sẽ đeo đuổi ta theo cùng năm tháng.


Tuy Hậu hôn được tiền nhân xếp vào hàng thứ nhứt, nhưng từ khi “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý” chào đời cho đến nay, Điền thổ vượt lên hàng thứ nhứt, việc tranh chấp, kiện cáo… về đất đai đã trở thành chuyện không chỉ hàng ngày ở huyện.


Chuyện đổ máu về tranh chấp đất ở Đồng Tâm mới đây khiến cho người ta nhớ lại chuyện “Máu thấm  Đồng Nọc Nạn” thời Pháp thuộc cách đây hàng trăm năm ở Tây Nam bộ. Nó được viết thành sách, thanh kịch, dựng thành phim lưu truyền muôn thuở. Sự kiện tranh chấp đất đổ máu ở Đồng Tâm hôm nay chắc cũng sẽ lưu truyền cho nhiều đời sau.


1/ Máu thấm Đồng Nọc Nạn



Vi sự kiện nầy xảy ra cách nay cả thế kỷ, theo sách sử và người cao tuổi kể lại, người viết moi từ bộ nhớ ghi lại những gì còn tồn đọng trong ký ức, tóm tắt như sau:



<<Do lúa phơi chưa khô, tá điền Chín Chức chưa kịp đóng lúa ruộng (nộp tô), đám thuộc hạ (Cọp rằng) của gã địa chủ, được lính Pháp hộ tống, đi ghe đến hành hung và cướp sạch lúa  của Ông Chức, còn hăm lấy đất lại. Những đứa con trai ông Chức chống trả tự vệ. Kết cuộc, phía gia đình ông Chức chết  2 con trai;  phía  cướp chết 3, trong đó có 1 lính Pháp . Sau vụ nầy, Tòa án Pháp đưa  vụ án ra xét xử ở Cần Thơ. Tòa tuyên án phía cướp thua kiện vì đi cướp lúa của người ta; phía ông Chức phản ứng tự vệ  thắng kiện, được thả bỗng…>>.







2/ Máu thấm trên đất Đồng Tâm

 
Đảng viên lão thành Lê Đình Kình-(Bản quyền
    hình ảnhYOUTUBEImage caption)




Cựu Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm Lê Đình Kình cho BBC tiếng Việt biết:“Đầu thập niên 1980, toàn bộ khu đất nông nghiệp Đồng Sênh thuộc xã Đồng Tâm được đưa vào quy hoạch dự án quốc phòng. Ngày 10/11/1981, theo Quyết định 386 QĐ/UB, UBND tỉnh Hà Sơn Bình (tên cũ) tiến hành giao đất giai đoạn I, thu hồi khu đất 47,36ha thuộc phía đông Đồng Sênh. Đổi lại, Hợp tác xã Đồng Tâm được đền bù 150.312.000 đồng. Sau Đại hội Đảng CSVN lần thứ 10 năm 2006, dự án Sân bay Miếu Môn "không khả thi" và là một "dự án treo". Tuy nhiên khu đất 47,36ha HTX đã được đền bù năm 1981 nên được xem là đất Quốc phòng, do Bộ Tư lệnh Công binh quản lý, và sau này thuộc Lữ Đoàn 28, Quân chủng Phòng không Không quân quản lý. Chỉ có 14 hộ dân có hợp đồng canh tác trên khu 47,36ha đất này và nộp tô hàng năm cho Lữ đoàn, không dính dáng gì tới 59ha phần còn lại của cánh Đồng Sênh”.
Khu đất 47,36ha phía Đông (chữ đỏ) đã được bàn giao cho chính quyền, sau này là quân đội từ 1981. Người dân nói đất phía Tây (chữ xanh) bbên trái mốc giới là đất Nông nghiệp vì chưa có quyết định thu hồi, đền bù, nhưng Chính quyền lại nói đó là đất Quốc phòng-Image caption


Vậy là Cánh Đồng Sênh của xã Đồng Tâm được chia làm 2 khu vực : Ông Kình lý giải: “Phía Đông  47.36ha  là đất Quốc phòng nhân dân Đồng tâm không hề tranh cãi, còn khu đất phía Tây (đang tranh chấp) tuy nằm trong diện quy hoạch nhưng từ năm 1981 đến nay vẫn chưa có quyết định thu hồi, đền bù nên người dân vẫn tiếp tục canh tác, nuôi trồng, và coi đây vẫn là đất Nông nghiệp “nằm trong quy hoạch treo của Quốc phòng”.



Ông Kình dẫn lời ông Nguyễn văm Liêm, lữ phó Lữ đoàn 28 hồi 30/7/2007. Ông Liêm chia sẻ: “Ngoài phần 47,36ha đã giải tỏa đền bù giai đoạn I mà chúng tôi đang quản lý, phần đất thuộc dự án còn lại người dân tiếp tục canh tác cho đến khi có quyết định thu hồi giai đoạn II. Khi đó người dân sẽ có giấy tờ tường trình, giải phóng mặt bằng, đền bù theo chính sách luật đất đai năm 2003”.



 * Tranh chấp gây xung đột lần thư nhứt

Tháng Tư 2017, Công an phối hợp với Quân đội vào xã Đồng Tâm cưỡng chế 59 ha đất nông nghiệp còn lại ở cánh Đồng Sênh. Hay tin, dân làng ùa ra bao vây phản đối. Lực lượng cưỡng chế dụ ông Kình tách đoàn đi chỉ cột móc. Ông Kình đi có vài người đi theo. Khi tách được ông Kình ra khỏi đám đông, lực lượng cưỡng chế đá ông Kình té nhào gãy xương đùi. Họ trói, nhét giẻ vào miệng rồi quăng ông Kình lên xe và bắt trói tất nhưng người cùng đi với ông Kình chở về Hà Nội.

Bực tức trước hành động ngang ngược, dân làng bao bây bắt 38 cảnh sát cơ động và vài cán bộ theo đoàn cưỡng chế về giam ở nhà Văn hóa xã Đồng Tâm.

Người ta lấy làm lạ, dân tay không sao mà bắt dễ dàng gần 1 trung đội có vũ trang? Tội phạm mà cho ăn uống phủ phê? Tự do tới lui trong khu vực nhà Văn hóa mà chẳng người nào trốn?. Có lắm người đoán rằng: Có lẽ do số người nầy bất bình với hành động sai trái  của Nhà cầm quyền nên “phản chiến”, bằng cách xuôi tay cho dân bắt. Và có lẽ, vì không chống trả lại dân nên dân thương, chỉ giam lỏng và cung cấp cơm nước đầy đủ.

Để trao đổi con tin, Chính quyền Hà nội chủ động thả ông Kình và những người bị bắt. Thế rồi, một tuần sau, ông Chủ tịch Hà nội Nguyễn Đức Chung cùng với 3 đại  biểu Quốc hội: Đỗ văn Đương, Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng đến xã Đồng Tâm thương thuyết. Cuộc thương thuyết êm đẹp, ông Chung ký giấy cam kết với 3 nội dung: chuyện cũ bỏ qua, sẽ cho Thanh tra về 59ha đất tranh chấp ở Đồng Sênh, xét xử lý theo pháp luật / Không truy cứu trách nhiệm về dân Đồng Tâm bắt 38 người “thi hành công vụ”/ Cho điều tra về việc bắt và gây thương tích đối với ông Kình theo quy định của pháp luật.

“Khỏi lỗ vỗ vế”, ông Chung quy tội dân Đồng Tâm chống chủ trương cưỡng chế đất và bắt người thi hành công vụ / Không truy cứu trách nhiệm những người bắt và đánh gây thương tích đối với ông Kình /Chỉ cho Thanh tra đất Đồng Sênh rồi đưa ra kết luận đại khái: “59ha đất ở Đồng Sênh là đất Quốc phòng, nhân dân Đồng Tâm đang chiếm dụng”.

Không vừa lòng với kết luận của Thanh tra, Đại diện dân Đồng tâm mời Chính quyền và Thanh tra Hà nội đến xã Đồng Tâm để tranh luận, đối chứng, nhưng họ không đến. Không còn cách nào khác, đại diện nhân dân Đồng Tâm vừa cho viết pa-nô cấm trước cỗng làng(xem nội dung pa-nô), vừa gởi đơn, thỉnh nguyện thư… khiếu nại ở các cấp. Nhưng tất cả có đi mà không có lại, khiến cho dân Đồng Tâm “ăn không ngon ngủ không yên”.



Khu vực đất Đồng Sênh nơi xảy ra tranh chấp giữa người dân và chính quyền,
Theo bản đồ ông Lê Đình Kình cung cấp cho BBC Tiếng Việt – Bản quyền hình

 ảnh GOOGLE MAPSImage caption
 
   * Tranh chấp gây xung đột lần thư hai đầy máu và nước mắt



Cuộc “Cưỡng chế” thu hồi 59ha đất Đồng Tâm lần thứ hai nầy quyết liệt hơn nhiều so với với lần thứ nhứt, với 2 đặc điểm: Phía cưởng chế huy động hàng ngàn quân “tinh nhuệ”, được trang bị đủ mạnh cho tác chiến và trợ chiến / Không đến hiện trường (nơi đất cưỡng chế) mà ban đêm bất ngờ tấn công vào thôn Hoành thuộc xã Đồng Tâm, cách hiện trường đất giải tỏa cả hơn 2km, tha hồ “làm mưa làm gió”. Kết cuộc, về phía dân Đồng Tâm tự vệ: có ông Lê Đình Kình 84 tuổi đời, 58 tuổi Đảng, ngồi xe lăn tử thương tại nhà và 22 người bị bắt, trong đó có 6 người thuộc con cháu ông Kình là Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Quang, Lê Đình Quân, Lê Đình Uy, Lê Đình Doanh; về phía chủ công: có 3 sĩ quan Cảnh sát Cơ động “hy sinh” là đại tá Nguyễn Huy Thịnh, thượng úy Phạm Công Huy, trung úy Dương Đức Hoàng Quân – Thế là “gà” ai nấy ôm xác, tự do đau buồn?!.



Diễn biến “trận chiến” Đồng tâm đêm 8 rạng 9/1/2020, đến giờ nầy, chắc mọi người đã đã biết – tôi không kể chi cho thêm dài dòng, nó không chỉ gây chấn động trong nước mà còn vượt biên.



Hình ảnh lúc tử thương của 3 sĩ quan Cảnh sát (phía chủ công) chưa thấy công bố, còn hình ảnh tử thương thảm hại của cụ Kình, (phía phản ứng tự vệ) được gia đình ông Kình và dân Đồng Tâm công bố, không chỉ trong nước mà thế giới đều thấy (xem ảnh cả 2 phía dưới đây):



Ảnh 3 sĩ quan CA trong lễ tang

Đại tá  Nguyễn Huy Thịnh, Thượng úy Phạm Công Huy,Trung úy Dương Đức
      Hoàng Quân (chưa công bố ảnh thảm khi chết trận) - Ảnh trong  tang lễ.
 
Hình ảnh cảnh nhà và thi thể ông Lê Đình Kình

trước khi cử hành lễ tang

 
Những vết đạn trên cửa… khi tấn công vào nhà ông Lê Đình Kình


 
Ni thất nhà ông Lê Đình Kình bị phía tấn công đập
                      phá và cướp toàn bộ hồ sơ  về 59ha đất Đồng Sênh .  

 
Vết đạn bắn vỡ bánh chè dầu gối


Bị đánh bầm dập, còn bắn 2 phát vào đầu, 1 phát vào tim.
Ảnh xác ông Lê Đình Kình trước khi tẩm lịm


Mong rằng Thanh tra tìm và nói ra sự thật vụ án. Và cũng mong rằng Tòa án CHXHCN VN xét xử vụ án Đồng Tâm công minh, ít ra cũng được như  Tòa án Pháp xử vụ án “Máu thấm Đồng Nộc Nạn”. -/-