Thiện Tùng
12/01/2020
Cuộc “nồi da xáo thịt” xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức
ven đô Hà Thành bắt đấu lúc 4 giờ sáng ngày 9/1/2020 dẫn đến hậu quả nát ruột tan lòng.
Theo Bộ Công an thông báo (xem nguyên văn
trích đoạn)
Theo
đó, Bộ này cho hay đây là vụ việc “Chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức,
Hà Nội.”
Thông
báo này cũng cho biết: “Một
số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng
tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn, TP. Hà Nội
theo kế hoạch từ ngày 31/12/2019”.
Ngày 9 tháng 1 lúc 4 giờ sáng. Chính quyền điều quân đi giết người, cướp đêm. Đèn pha tỏa sáng trên bầu trời Đồng Tâm |
Bộ Công an thông báo
rằng: “đã có bốn người chết trong vụ đụng độ tại Đồng Tâm rạng sáng
9/1, trong đó có ba cảnh sát và một dân thường”. Bộ cũng cho biết:“Các đơn vị chức năng đã khống chế
và bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng, khởi tố vụ án,
khởi tố bị can, tiến hành xử lý theo
đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, các đơn vị liên quan đang tiến hành xây
dựng tường rào Sân bay Miếu Môn theo kế hoạch - thông báo cho hay”. (hết trích)
Bản đồ tổng quát |
Vụ đụng độ ở Đồng Tâm hôm 9/1/2020, chỉ mới 4 ngày thôi
mà gây chấn động không chỉ trong nước. Qua thực tế cho thấy, xem mòi phần lớn
người ta thông cảm và đứng về phía nhân dân Đồng Tâm. Ngoài “cái nóng” toát ra
từ nơi đụng độ, còn cái nóng tỏa ra từ độc
quyền thông tin, thông tin một chiều có nhiều mâu thuẫn, giành phần phải về
mình của Bộ Công an… Người viết ghi lại những thắc mắc mà mình nghe thấy, một mặt
phục vụ bạn đọc, mặc khác để Bộ Công an làm cơ sở trả lời trước công luận.
1/ Thắc mắc từ nhiều nguồn
- Không cho báo chí nói chung vào cuộc, chỉ một
mình Bộ CA độc quyền thông tin khiến dư luận
cho rằng những gì Bộ CA thông báo chưa chắc là sự thật, giành phần phải
về mình, thậm chí có người còn nói CA “vừa ăn cướp vừa la làng”. (hoặc vừa giết người vừa la làng –
BBT Dân Quyền)
- Phần lớn dư luận cho rằng CA gây sự “tra giáo
tiên" trước, dân Đồng Tâm hành động
tự vệ sau?.
- Ngoài kiến nghị, thỉnh nguyện
thư… gởi các cấp các ngành, trước cỗng vào làng, dân Đồng Tâm thường xuyên treo
cái băng với nội dung: “Nhân
dân Đồng Tâm tuyệt đối tin tưởng vào chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước”.
Chứng tỏ họ tin tưởng, tôn trọng Đảng và Nhà nước? Nhưng “cây muốn lặng mà gió
chẳng dừng”, buộc họ phải chống chỏi, tự thủ giữ đất để mưu sinh. Là nông dân,
mất đất là đói khổ?. Thà chết sướng hơn nên họ sẵn sàng đổ máu để giữ đất của
cha ông để lại?.
- Ông Lê Đình Kình… là đảng viên
với hơn 50 tuổi đảng, tại sao không đứng về phía Đảng mà đứng về phía Nhân dân
bị cướp đất ?.
- Chỉ là vùng đất lâu nay giao cho bộ đội Phòng không đóng quân
chớ phải nào sân bay, bộ gấp tết hay có chuyện gì mờ ám sao mà phải xây tường vào ban đêm?.
- Đồng Tâm cách chỗ xây tường khoảng hơn 2km,
sao đạo binh Công an (CA) không ra đó trị bọn “phá đám” (nếu có) mà lại tấn
công vào ngõ thôn Hoành rồi mở rộng ra cả xã Đồng Tâm?
- Theo điều 70 luật đất đai
2013: “… Cưỡng chế đất
đai phải có công lịnh và trong giờ hành chánh”.
Hàng ngàn Công an, 4 giờ đêm, không trình công lịnh cho chính quyền sở tại, tùy
tiện xông vào làng truy đuổi, đánh đập, bắn giết nhân nhân như lính Lê Dương thời
Pháp thuộc. Vậy CA có vi hiến, vi luật không?
- Điều 71 luật đất đai ghi rõ: “Lực lượng CA có trách nhiệm bảo vệ trật tự,
an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế
thu hồi đất”
– Không có quy định nào cho phép CA quyền tấn công người bị cưỡng chế trừ khi họ manh động. Vậy
thì tại sao CA tấn công toàn xã Đồng tâm không có công lịnh, không ở hiện trường
đang xây tường mà xông vào làng trong khi dân chúng còn đang say giấc ngũ, dùng
hơi cai, lựu đạn, chó Cảnh sát… truy đưổi
đánh đập, bắn giết không phân biệt nam nữ, già trẻ, thiếu niên, nhi đồng?!
- Thữ hỏi cụ già Lê Đình Kình
84 tuổi, bị CA+QĐ đánh gãy chân cách đây 3 năm, phải ngồi xe lăn, chỉ ở trong
nhà thì làm sao ban đêm ban hôm trở thành “một đối tượng chống đối” tại nơi
lực lượng chức năng đang xây tường cách nhà ông hơn 2 km ?
2/ Nhà báo Mạc văn Trang
thắc mắc:
- Gây rối
trật tự công cộng gì mà lúc 4 giờ sáng, dân còn ngủ trong nhà họ? Mà nếu “gây mất
trật tự” ở trong làng/xóm của họ thì công an xóm/làng họ xử lý, chớ sao lại phải
kéo hàng ngàn quân từ Hà nội về trấn áp?.
- Nếu
“chống người thi hành công vụ” thì “Công vụ” gì trong đêm tối? Mà người Dân
đang ngủ, lực lượng chức năng vào “công
vụ” nhà người ta bất ngờ, không có lệnh, không báo trước, thì người ta ở trong
nhà chống lại kẻ xâm nhập, là chống CƯỚP hay chống người CÔNG VỤ?
- Thông báo cho biết: “…Lực lượng chức năng xây dựng
tường rào sân bay Miếu Môn…sáng 9/1/2020, một số đối tượng có hành vi chống đối
sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công lực lượng chức năng”. Ô hay, sao
lại “xây tường” lúc 4 giờ sáng? Sao tường sân bay Miếu Môn lại ở trong làng
Hoành? Sao một số đối tượng có hành vi chống đối lực lượng xây tường lại không
bắt ngay các đối tượng tại chỗ mà lại tấn công vào làng Hoành, vào nhà dân gây
thương vong cho cả người già và trẻ em đang ngủ?
- Tại sao lại gọi là “xây dựng tường rào bảo vệ
sân bay Miếu Môn?”. Trên thực tế, “sân bay Miếu Môn” chỉ là dự án trên giấy (từ
1980), lấy đất rồi sau đó không làm sân bay. Nay đất sử dụng làm gì, của doanh
nghiệp nào thì phải nói chính xác, không thể lặp lờ, đem sân bay Miếu Môn ra
làm lá chắn được.
- “Hậu quả: 3 cán bộ, chiến sĩ CA hy sinh, một đối tượng chống đối chết, một đối
tượng khác bị thương”. Tại sao “3 cán bộ chiến sĩ CA hy sinh” chưa thấy nêu
danh tính hay hình ảnh ngay? Trong khi đó, “1 đối tượng chống đối” chết đã được
thông báo chính thức là cụ Lê Đình Kình?
*
Bản đồ chi tiết; 14 xanh là đất nông nghiệp đang tranh chấp. 14 đỏ là đất quốc phòng có
đóng cột móc xung quanh, Bộ đội Phòng không
đang trú đóng. Bức tường đang xây giữa 14 xanh và 14 đỏ.
|
- Thật không công bằng, cũng là con dân đất Việt, khi CA
và dân xung đột, Công an chết thì gọi
là”hy sinh”, phát “Huân chương Chiến công”. Còn dân chết còn bị hành xác?!
Về cái chết của 3 viên Công an, nhà báo Việt Hương viết đăng trên trên Báo Tiếng Dân: “… Ngay
sau đó, sáng ngày 11/01/2020, Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã
ký quyết định truy tặng Huân chương Chiến
công hạng nhất cho 3 cảnh sát tử vong khi đàn áp tại xã Đồng Tâm. Quyết định khen thưởng nêu rõ: Cả
3 chiến sĩ công an đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục
vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký quyết định khen thưởng “Huân chươngChiến công” cho 3 viên CA “hy sinh” ở trận Đồng Tâm |
Về cái
chết của ông Lê Đình Kình, nhiều nguồn tin từ Dân Đồng Tâm cho biết ông bị CA hạ
sát tại nhà rồi đùm xác khiêng đi. Nhà
báo Trịnh Bá Phương ghi lại lời kể của cô Thoa, vợ Lê Đình Công, dâu của ông
Kình: “Hồi 9
giờ 25 phút ngày 10/1/2020, xác ông Kình vẫn còn nằm ở nhà xác chớ chưa đem về
nhà. Nguyên nhân gia đình chưa nhận xác vì tờ biên nhận xác đã được làm sẵn, có
nội dung: Công nhận đất Đồng Sênh là đất
quốc phòng và ông Kình bị chết tại khu đất đó”.
Được biết, những năm 1980-1981, trong khi chiến
tranh biên giới giữa VN và TQ căng thẳng, ông Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
(nay gọi là Thủ tướng) chủ trương lập sân bay Miều Môn để dự phòng khi sân bay
Nội Bài có “sư cố”, chủ trương ấy hợp lòng dân nên
dân sẵn sàng giao đất cho Nhà nước làm
chuyện ích nước lợi dân ấy. Khi tình hình Việt-Trung bớt căng thẳng, nhứt là sau mật nghị Thành Đô giữa
2 nước, việc xây dựng sân bay Miêu Môn
hoản lại không thời hạn. Vùng đất rộng định xây sân bay Miếu Môn ấy chỉ cần 47,
36 mẩu (héc-ta) để làm căn cứ cho dơn vị Quân đội Phòng không (xem cột móc trên
bản đồ).Thế là 59 mẫu đất nông nghiệp thuộc xã Đồng Tâm do dân Đồng Tâm sử dụng cho tới ngày nay.
Thử hỏi:
Viettel chỉ là tập đoàn làm kinh tế cho quan chức quân đội. Nó như những tập
đoàn hay doanh nghiệp tư nhân, nhiều lắm là nó đóng đủ thuế cho Nhà nước theo
quy định. Cớ sao Nhà cầm quyền phải quyết sống chết xua hàng ngàn quân trấn áp dân Đồng Tâm để lấy (cướp) cho kỳ được 59 ha đất nông nghiệp của
dân do tiền thân để lại và đang canh tác để mưu sinh nầy
giao cho Viettel?. Nếu Viettel cần đất thì thương lượng vời dân
bồi thường thỏa đáng cho họ. Và nếu Đảng và Nhà nước có
“cưng” Viettel quá thì âm thầm, lạm quyền xuất
tiền ngân sách bồi thường thỏa đáng cho dân thì chắc tạm yên – cũng tiền
của cộng đồng dân tộc chớ phải tiền túi của riêng ai đâu?. Vì lợi ích toàn thể
hay tập thể mà bắt dân Đồng Tâm gánh chịu riêng thì còn bất công nào hơn?!.
Không chỉ trong nước, người ta chán ghét kiểu “lấy thịt
đè người”.
Ai đời Công an mang tên Nhân dân, được
nhân dân đóng thuế nuôi dưỡng mà, dùng số đông với mọi khí tài, trấn áp dân
lành, dầu có thắng, gẫm ra cũng chẳng vinh quang gì – nếu không nói là phản tặc?.
Không biết Đảng và Nhà nước nghĩ
sao mà đem “sinh mạng” chính trị của mình đổi lấy 59 ha đất của dân Đồng Tâm”.
Đó là chưa nói, khi chưa cầm quyền Đảng luôn rao giảng “người cày
có ruộng”, khi
cầm quyền thì câu nói ấy chỉ còn là chót lưỡi bờ môi?. Người ta thường nói
“dùng bạo lực là hạ sách, biểu hiện thế yếu”.