Thảm sát Mỹ Lai
Mỹ Lai là một thôn
nhỏ thuộc làng Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi, nơi diễn ra vụ thảm sát ngày 16 tháng 3
năm 1968 trong Chiến tranh Việt Nam, cướp đi sinh mạng của hàng trăm thường
dân.
Trong thời gian
diễn ra sau biến cố Tết Mậu Thân ( 1.1968), Tiểu
đoàn 48 của Mặt trận giải phóng miền nam (Việt Cộng)
đã tiến hành một số cuộc tấn công trong tỉnh Quảng. Tình báo Mỹ cho rằng sau
Tết Mậu Thân, Tiểu đoàn 48 đã rút lui về ẩn náu tại địa bàn làng Sơn Mỹ thuộc
tỉnh này, cụ thể là các thôn Mỹ Lai 1, 2, 3 và 4. Lục quân Hoa Kỳ quyết định tổ
chức một cuộc tấn công lớn vào các làng bị nghi ngờ này.
Đại đội Charlie dưới sự chỉ huy củaTrung
úy William Calley đã được giao nhiệm vụ “tìm và diệt” trong Chiến dịch
Wheeler/Wallowa .Với mục tiêu là Tiểu đoàn 48 của Việt Cộng, toán lính này
đã tiến vào Mỹ Lai vào ngày 16.03.1968 nhưng chỉ tìm thấy phụ nữ, trẻ em và
người già. Thất vọng bởi những tổn thất do súng bắn tỉa và mìn sát thương, lính
Mỹ đã trút giận lên dân làng, bắn giết bừa bãi những người vô tội .
Cuối ngày hôm đó, trên các bản tin của
quân đội Mỹ loan báo, "128 Việt Cộng đã bị tiêu diệt sau một ngày chiến
đấu khốc liệt". Tướng William Westmoreland, tư lệnh của lực lượng Mỹ tại
miền Nam Việt Nam, có lời khen đơn vị của ông đã "làm việc kiệt
xuất".
Thảm sát Mỹ Lai ban đầu bị che dấu,
nhưng rồi bị phanh phui một năm sau. Ngày 17.3.1970 Lục quân Hoa Kỳ đã buộc
tội 14 sĩ quan, bao gồm cả Calley.Ngày 19 tháng 8 năm 2009, trong lúc phát biểu
tại Kiwanis Club, lần đầu tiên Calley công khai lên tiếng xin lỗi nạn
nhân.. Ông nói: "Không một ngày nào trôi qua mà tôi không cảm thấy hối hận
vì những gì đã xảy ra ngày hôm đó tại Mỹ Lai"
Thảm sát Đồng Tâm
Xã Đồng Tâm,huyện Mỹ Đức,Thành phố
Hà Nội, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây Nam. Dân số xã xấp xỉ 8.647 người, phân thành 2.572 hộ gia đình.
Biến cố Đồng Tâm-Hà Nội bắt nguồn từ cuộc
tranh chấp đất đai kéo dài từ năm 1980 khi Chính quyền Hà Nội hoạch định xây dựng sân bay Miếu Môn
trên địa bàn 3 xã của huyện Chương Mỹ và xã Đồng Tâm.Với lý do quốc phòng,
chính quyền trung ương và ủy ban nhân dân thành phố Hà nội quyết
định thu hồi 208 ha đất .Và sau một thời gian dài không thực hiện được
dự án, Lữ đoàn 28 Phòng không - Không quân đã bàn giao lại số đất nông nghiệp
cho UBND xã Đồng Tâm,nhưng đến năm 2015 Bộ Quốc Phòng lại cho thu hồi trên
50ha đất để giao cho Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel,một công ty
thương mại của Bộ quốc phòng quản lý, trong đó có 47,36 ha là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm.
Quyết định thu hồi đất độc đoán
này đã bị nhân dân toàn xã Đồng Tâm phản đối quyết liệt. Nhân dân
Đồng Tâm cho rằng đất đồng Sênh là đất nông nghiệp canh tác của xã chứ
không phải đất quốc phòng.Đại diên nhân dân Đồng Tâm, Cụ Lê Đình Kỉnh ,
một nhân sĩ nhiều uy tín trong xã ,đã đưa đơn kháng cáo và tuyên bố
kiên trì tranh đấu giữ đất ruộng bằng con đường đối thoại và pháp
lý mặc dù các cuộc thảo luận giữa người dân và chính quyền diển ra từ
2017 đến 2019 đã không đưa đến kết quả. Nhưng phía chính quyền cộng sản chỉ
muốn dùng đối thoại như kế hoãn binh, chứ không thực sự muốn tìm giải pháp ôn
hòa để tháo gỡ bế tắc, mà quyết dùng bạo lực để trấn áp.
Cuộc tấn công được Bộ Công an lên
kế hoạch chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Vào khoảng 4 giờ sáng ngày 9 tháng 1
năm 2020 ,các lực lượng an ninh lên đến hàng ngàn người cầm theo gậy gộc, dùi
cui, súng, khiên, đổ về bao vây thôn Hoành, xã Đồng Tâm. Họ ném pháo sáng, bắn đạn
hơi cay, chặn hết các ngõ ngách, lùng đuổi, đánh đập thâm tím mặt mày cả phụ
nữ, người già.
Cuộc trấn áp nhằm thu hồi đất
ruộng của nông dân bằng bạo lực đã làm nhiều ngừời thiệt mạng và
bị thương. Trong số những người tử vong,ngoài 3 nhân viên an ninh
còn có Cụ Lê Đình Kình, Cụ Lê Đình Kình 84 tuổi,
cựu Bí thư Đảng uỷ xã Đồng Tâm, người lãnh đạo Tổ Đồng Thuận của xã Đồng
Tâm..
Báo chí quốc doanh mô tả, ba cảnh sát bị
chết là “anh dũng hy sinh”. Còn cụ Kình là “kẻ chống đối bị chết”.
Ngày 11/01/2020, Tổng bí thư – Chủ tịch
nước Nguyễn Phú Trọng đã ký quyết định truy tặng Huân chương Chiến công hạng
nhất cho 3 cảnh sát tử vong khi đàn áp tại xã Đồng Tâm.“Cả 3 chiến sĩ công an
đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp
phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc“.
Thay lời kết
Chiến dich quân sự càn quét đẩm
máu của chính quyền cộng sản Việt nam đã gây bàng hoàng và phẫn nộ
trong cộng luận người Việt trong và ngoài nước.Các tổ chức dân sự
Việt nam đả lên tiếng kết án việc dùng bạo lực quân sự đàn áp nhân
dân xả Đồng Tâm đồng thời đòi hỏi chính quyền phải khởi tố ngay những
kẻ chủ mưu, kẻ thừa hành trong việc biến đất của người dân Đồng Tâm thành đất
của một nhóm lợi ích giả danh nhà nước, cũng như .truy tố thành phần
chỉ đạo cuộc tấn công của Bộ công an và Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội trước pháp luật vì tội cố sát nhân dân xả Đồng
Tâm.
Thảm sát Mỹ Lai hay thảm sát Sơn Mỹ bị
dư luận thế giới kết án là một tội ác chiến tranh và là một vết nhơ
trong lịch sử của quân đội Hoa Ky[ gây ra trong thời
gian chiến tranh Việt Nam.
52 năm sau trong thời bình một vụ
thảm sát kinh hoàng lại xảy ra tại một xã thuộc thủ đô Hà Nội.Công
an „nhân dân“ cố sát nhân dân trong một cuộc tranh chấp đất đai.
Chính quyền Mỹ và quân đội Mỹ đã
nhìn nhận lỗi lầm. Còn Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính quyền bao
giờ lên tiếng trả lại sự thật và công lý cho nhân dân xã Đồng
Tâm.Nhân dân đang chờ câu trả lời minh bạch của một chế độ luôn tự
xưng là chế độ cùa dân,do dân và vì dân.
Vũ Ngọc Yên