PGS. TS. Phạm Quý Thọ
Học viện Chính sách & Phát triển
Cảnh sát,
công an giữ trật tự trong một sự kiện quốc tế ở Hà Nội trong năm 2019 Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption |
Sau Đại
hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, nỗ lực cải cách được đón nhận và đạt được
kết quả khích lệ.
Tuy
nhiên, chuyên chế có xu hướng mạnh lên và phức tạp, một mặt để củng cố quyền
lực chống tham nhũng và 'tự diễn biến, tự chuyển hoá' trong bộ máy cầm quyền,
mặt khác lạm dụng quyền lực trước lo ngại từ đòi hỏi dân quyền, dân chủ có thể
lan rộng làm suy yếu chế độ.
Chế độ
Đảng Cộng sản toàn trị mang đặc tính chuyên chế là nhà nước được miễn trừ khỏi
các quy định pháp luật với việc duy trì bộ máy an ninh đông đảo, rộng khắp để
kiểm soát mọi mặt cuộc sống của người dân.
Lạm dụng
quyền lực hiện nay đang tạo ra xu hướng đáng lo ngại trong công luận. Nó có thể
làm tổn hại đến nỗ lực cải cách thể chế hiện nay.
Nỗ lực cải cách
Những sai lầm về chính sách và yếu kém về quản lý kinh tế xã hội trong thập niên trước là sức ép trực tiếp buộc Đảng Cộng sản Việt Nam phải tiến hành cải cách thể chế. Hậu quả của các chính sách sai lầm là sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế và bất ổn thể chế. Hơn thế, sự bất ổn diễn ra nghiêm trọng trong bộ máy chính quyền.
Đảng nhận
định đó là 'sự tự diễn biến, tự chuyển hoá' của lãnh đạo đảng viên. Nhiều cán
bộ, trong đó có bộ phận lãnh đạo cao cấp của Đảng đã 'lợi dụng chức quyền', 'cố
ý' vi phạm kỷ luật đảng và pháp luật, tham nhũng lan rộng. Hơn thế, 'các nhóm
lợi ích' được hình thành và phát triển đe doạ những nguyên tắc lãnh đạo của
Đảng và sự tồn vong của chế độ.
Sau Đại
hội 12, đầu năm 2016, Đảng Cộng sản đã và đang nỗ lực cải cách. Một mặt, đảng
tăng cường củng cố tổ chức đảng, trừng trị tham quan, xoa dịu công luận nhằm
giảm bớt ấn tượng xấu, tiêu cực về bộ máy lãnh đạo các cấp chính quyền. Mặt
khác, đảng nới rộng quyền tự do kinh doanh, khuyến khích tư nhân khởi nghiệp,
đầu tư, gỡ bỏ rào cản về luật pháp và hành chính, và tạo sức ép với bộ máy hành
chính.
Sự khởi
sắc kinh tế, nhất là tốc độ tăng trưởng cao trong ba năm gần đây trong bối cảnh
trong nước và quốc tế bất định, phức tạp, có thể tạo 'không khí phấn khởi',
nhưng không thể cải thiện nhiều về chất lượng nền kinh tế và niềm tin phát
triển bền vững.
Hai
khuynh hướng thay đổi nêu trên, từ khía cạnh chính sách công, chứa đựng mâu
thuẫn. Kinh tế mở hơn hướng về phía thị trường trong khi quyền lực Đảng tập
trung cao hơn với đặc trưng chuyên chế luôn hàm chứa rủi ro bạo lực bị lạm dụng
và tha hoá.
Sự ngộ
nhận có thể lớn dần, có thể trở thành nguy cơ lớn hơn khi câu hỏi cơ bản không
có câu trả lời thoả đáng rằng Đảng Cộng sản có thể lãnh đạo kinh tế thị trường
với hai hệ tư tưởng có bản chất trái ngược nhau.
Một trong
những khác biệt lớn giữa hai mô hình chế độ chính là cách thức và tình huống sử
dụng quyền lực nhà nước.
Dùng quyền lực của đảng, nhà nước để chống tham nhũng được coi như 'ta đánh ta', 'tự lấy đá ghè chân mình', 'đánh chuột không làm vỡ bình'… để giảm thiểu sự bất mãn từ dân chúng, mà không dựa vào dân bằng cơ chế dân chủ, khả thi là một hình thức biểu hiện của chuyên chế
Đảng tập trung quyền lực
Tập trung quyền lực để củng cố tổ chức và chống tham nhũng những nỗ lực song hành của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm gần đây.
Dùng
quyền lực của đảng, nhà nước để chống tham nhũng được coi như 'ta đánh ta', 'tự
lấy đá ghè chân mình', 'đánh chuột không làm vỡ bình'… để giảm thiểu sự bất mãn
từ dân chúng, mà không dựa vào dân bằng cơ chế dân chủ, khả thi là một hình
thức biểu hiện của chuyên chế.
Sau Đại
hội 12, một mặt, Đảng Cộng sản đang 'chỉnh đốn' tổ chức nội bộ bằng cách tập
trung cao quyền lực. Một mặt, đảng ban hành nhiều quy chế, quy định về đề cử,
tuyển chọn, khen thưởng, kỷ luật, nêu gương… và luân chuyển, bố trí nhân sự
trong hệ thống chính trị hiện hành cũng như quy hoạch lãnh đạo 'chiến lược'
chuẩn bị cho Đại hội 13.
Các bị cáo trong vụ án MobiFone mua AVG bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 6.590 tỉ đồng - Bản quyền hình ảnh VNA Image caption |
Hơn thế,
đảng mạnh tay 'trừng trị' quan chức tham nhũng. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay,
hơn 90 cán bộ thuộc diện TƯ quản lý, trong đó có 21 ủy viên Trung ương đảng,
nguyên ủy viên Trung ương đảng (trong đó có 2 ủy viên Bộ Chính trị), 22 sĩ quan
cấp tướng trong lực lượng vũ trang… đã bị thi hành kỷ luật Đảng và bị toà án
kết tội.
Gần đây
có một số vụ kỷ luật thu hút sự quan tâm của công chúng.
Ngày
8/1/2020 Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố Ban thường vụ Thành ủy TP HCM nhiệm
kỳ 2010 - 2015 và Ban cán sự đảng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm
kỳ 2011 - 2016 và một số cá nhân vi phạm khuyết điểm đến mức phải xem xét kỷ
luật, trong đó có cựu Bí thư, cựu Chủ tịch và các Phó chủ tịch;
Ngày 9/1
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo Bí thư Thành ủy Hà Nội;
Hành động trấn áp mang tính chuyên chế
làm cho công luận 'bàng hoàng' và phản ứng lan rộng, mạnh mẽ, khiến chính quyền
phải 'chống đỡ' lúng túng, bị động.
Ngày 10/1 Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Bí thư thành phố Hà Nội bằng hình thức cảnh cáo do có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng;
Ngày 13/1
hai cựu chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến bị toà án tuyên phạt lần
lượt 17 và 12 năm tù…
'Chống
tham nhũng không vùng cấm' được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được nhận mạnh mới
đây, khi trả lời Báo Quân đội nhân dân nhân Tết Nguyên đán - Xuân Canh Tý 2020
và đánh dấu 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông đã khẳng định
quyết tâm và 'cam kết' của Đảng Cộng sản 'tuyên chiến' với bộ máy lãnh đạo tha
hoá, đồng thời thể hiện quyền lực tuyệt đối của đảng.
Danh sách
các lãnh đạo và nguyên lãnh đạo cao cấp dự đoán có thể còn kéo dài trước Đại
hội 13 của đảng.
Chuyên chế trước lo ngại
Một hình ảnh về đám tang ông Lê Đình Kình, một trong bốn người thiệt mạng trong vụ bố ráp, tập kích ở Đồng Tâm, hôm 09/01/2020 - Bản quyền hình ảnh Other Image caption |
Chuyên
chế trước lo ngại về những biểu hiện hoặc thách thức mà theo cách diễn giải của
đảng cho rằng có thể làm suy yếu quyền lực của mình.
Chuyên
chế gây nên sự sợ hãi. Không chỉ những kẻ tội phạm mới phải sống trong nỗi sợ
hãi. Không chỉ các quan chức tha hoá, 'tự diễn biến, tự chuyển hoá' 'bị lộ'
hoặc 'chưa' trong bộ máy cầm quyền, mà cả những biểu hiện gây ra lo ngại cho
đảng từ phía xã hội, từ dân chúng cũng là đối tượng của chuyên chế.
Trịnh Bá Phương |
Ngoài ra,
các học giả, các nhà bất đồng chính kiến, các blogger và các lãnh đạo doanh
nghiệp cũng có thể phải chịu cảnh 'nghi ngờ' và lo sợ bị xét hỏi.
Tình
trạng bộ máy hành chính trì trệ, 'trên nóng, dưới lạnh', 'giấu mình chờ thời'
là một biểu hiện bề ngoài không ngạc nhiên khi nỗi sợ hãi treo lơ lửng trên đầu
nhưng đảng lấy 'răn đe' làm chính.
Tuy
nhiên, khi các biểu hiện từ phía xã hội khiến sự lo ngại lớn dần với quyền lực
tuyệt đối thì đảng ra tay. Đơn cử hai biến cố dưới đây.
Ngày 21/
11/2019 nhà báo chủ tờ Thời báo độc lập, tác giả của nhiều bài viết phê phán
chính quyền và bảo vệ nhân quyền, đã bị khởi tố và bắt tạm giam về tội
"Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm
nhằm chống Nhà nước….".
Rạng sáng
ngày 9/1/2020 vụ 'đột kích' vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, thủ đô Hà Nội của hàng
nghìn cảnh sát cơ động để giải quyết tranh chấp đất đai, đã gây ra thương vong,
và hàng chục người bị bắt, và sau đó bị khởi tố với tội danh rất nặng…
Hành động
trấn áp mang tính chuyên chế làm cho công luận 'bàng hoàng' và phản ứng lan
rộng, mạnh mẽ, khiến chính quyền phải 'chống đỡ' lúng túng, bị động.
Hậu quả nặng nề và lâu dài
'Biến cố Đồng Tâm', nhìn từ nỗ lực cải
cách thể chế hướng tới kinh tế thị trường và dân chủ, đó là 'bước thụt lùi'
Chuyên
chế tạo ra nỗi sợ hãi tức thì, nhưng hậu quả để lại có thể nặng nề và lâu dài.
Từ các góc nhìn chính sách công làm tổn hại đến cải cách thể chế hiện nay.
Sự lạm
dụng quyền lực nhà nước trong kinh tế làm tổn hại cải cách hướng tới thị
trường, giảm chất lượng tăng trưởng. Chuyên chế trong chính trị tạo ra sự chống
đối ngầm, bộ máy hành chính trì trệ, quan chức tuân lệnh nhưng 'tâm không
phục'. Nguy hại hơn, nếu chuyên chế trong các vấn đề dân sự, như các biến cố
trên, có thể gây nên sự bất bình, mất niềm tin, thậm chí sự căm thù, đối đầu
với chính quyền. Đây là căn nguyên bất ổn dẫn đến mâu thuẫn, chia rẽ và xung
đột xã hội.
'Biến cố
Đồng Tâm', nhìn từ nỗ lực cải cách thể chế hướng tới kinh tế thị trường và dân
chủ, đó là 'bước thụt lùi'.
Hình ảnh
các vị đại biểu Quốc hội đến 'hiện trường', khi căng thẳng bùng phát năm 2017,
gặp gỡ và lắng nghe từ cả hai phía người dân và chính quyền, đã từng cho thấy
kỳ vọng về chính sách đối thoại, về cách giải quyết kiên trì và ôn hoà, theo
luật pháp. 'Biến cố Đồng Tâm' đầu năm 2020 không chỉ dập tắt mọi tia hy vọng về
sự thay đổi dân chủ. Lời kêu gọi Bộ Chính trị và Quốc hội 'vào cuộc' trở thành
sự ngộ nhận đáng thương.
Vì sao chúng tôi đòi điều tra cái chết của cụ Kình?
Việc gửi 'Đơn tố giác tội phạm' tới các cơ quan chức năng yêu cầu điều tra về cái chết của ông Lê Đình Kình thể hiện sự kiên trì đấu tranh của các nhà hoạt động dân sự vì sự thật và công lý.
Một số tổ
chức quốc tế như Theo dõi Nhân quyền hay Ân xá Quốc tế lên tiếng về vi phạm
nhân quyền, thậm chí của một số nghị sĩ của một số nước phát triển, như Hoa Kỳ
hay Liên minh Châu Âu lên tiếng về 'điều tra độc lập', nhưng để tạo ra sức ép
ngăn việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định
Bảo hộ Đầu tư EU - Việt Nam (EVIPA) tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong bối
cảnh các nước này cũng đang đặt ưu tiên tăng trưởng kinh tế lên trên. Đúng vậy,
hôm 21/1/2020 tại Brussels, Ủy ban Thương mại Quốc tế thuộc Nghị viện Châu Âu
vẫn đã thông qua 2 hiệp định nêu trên, mở đầu cho việc phê chuẩn các thỏa thuận
này.
Các biến
cố nêu trên xảy ra vào thời điểm 'nhạy cảm' trong bối cảnh có những nỗ lực cải
cách thể chế và chuẩn bị cho Đại hội 13, được cho là 'bất ngờ' đối với một số
nhà phân tích tình hình chính trị Việt Nam. Đã xuất hiện giả định về 'thuyết âm
mưu', rằng liệu có 'kẻ giấu mặt' ngăn cản quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và
cố tình gây ra biến cố để giải quyết xung đột quyền lực nội bộ.
Cải cách
hướng tới thể chế dân chủ là quá trình khó khăn, lâu dài nhưng có thể là xu
hướng văn minh của loài người. Chuyên chế không những không thể là công cụ để
cải cách, mà còn là 'bước lùi' và để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài./.
PGS. TS. Phạm Quý Thọ
25 tháng 1 2020
Bài viết
phản ánh quan điểm riêng của tác giả, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công,
Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, gửi cho
BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội.