Mai Tú Ân
Không phải đến ngày 2/9/1945 nước ta mới giành
độc lập lần đầu tiên sau gần 100 năm nô lệ. Sự thật thì đất nước Việt Nam chúng
ta đã được độc lập lần đầu tiên trước đó mấy tháng, vào ngày 11/3/1945, khi Vua Bảo Đại tuyên cáo nền Độc Lập trên toàn cõi
Việt Nam.
Vì trước đó ít ngày, mùng 9/3/1945 Quân đội Nhật đã bất ngờ tấn công người Pháp trên toàn cõi Đông Dương, bằng một cuộc chém giết kinh hồn và lật đổ bộ máy cai trị của người Pháp. Và họ đã mau chóng trao trả độc lập cho Việt Nam, chỉ với điều kiện là phải ở trong khối Đại Đông Á của Nhật. Ngoài ra thì được trao trả với đầy đủ quyền hành chính trị của một QG độc lập. Thậm chí nền độc lập Quân Chủ Lập Hiến đầu tiên này của chúng ta còn từ chối quyền thành lập Quân Đội Quốc Gia (BQP) mà người Nhật đã trao vì sợ phải chiến đấu cùng người Nhật chống lại Đồng Minh. Và đó cũng chính là nguyên nhân chết yểu của nền độc lập này khi bị Việt Minh lật đổ. Họ không có quân đội để bảo vệ chính quyền non yếu của mình khi người Nhật đã đầu hàng Đồng Minh và bị giải giáp...
Dưới sự đứng đầu của vua Bảo Đại và một
chính phủ đầu tiên của Việt Nam được thành lập. Quốc hiệu đất nước có cái tên
rất hoành tráng là Đế Quốc Việt Nam. Lá cờ chính thức là cờ Quẻ Ly (xem hình)
và đây cũng là lá cờ tiền thân cho lá cờ vàng ba sọc đỏ, mà sau đó ba thể chế
chính quyền không CS đã dùng làm lá cờ QG. Đó là lá cờ QG do Bảo Đại làm quốc
trưởng. 1949-1955. Cờ của Đệ Nhất Cộng Hoà 1955-1963 (TT Ngô Đình Diệm) và Đệ
Nhị Cộng Hòa (VNCH) 1963-1975...
Đây là một nền độc lập với thể chế nghị
viện và Hoàng gia chỉ là hình thức kiểu như của các nước Nhật, Anh quốc, Thái
Lan...Cũng nói thêm đây chính là lúc đất nước được độc lập với tất cả lãnh thổ
QG rộng lớn nhất, bao gồm cả Hoàng Sa...điều mà khó có chính quyền nào sau này
tự hào hơn được...
Về vị Thủ Tướng đầu tiên của chính quyền
này thì thoạt đầu vua Bảo Đại đã mời nhà chí sĩ Ngô Đình Diệm đứng ra lập chính
phủ (TTg) nhưng ông Diệm đã từ chối, và đã trở thành vị Thủ Tướng đầu tiên là
nhà sử học Trần Trọng Kim, đứng đầu một chính phủ gồm toàn những trí thức, học
giả danh tiếng thời đó như :
Trần Đình Nam, Bác sĩ Bộ trưởng Nội vụ.
Trần Văn Chương, Tiến sĩ Luật, Bộ trưởng
Ngoại giao.
Trịnh Đình Thảo, Tiến sĩ Luật, Bộ trưởng
Tư pháp.
Vũ Văn Hiền, Tiến sĩ Luật, Bộ trưởng tài
chính.
Hoàng Xuân Hãn, Giáo sư, Bộ trưởng giáo
dục.
Vũ Ngọc Ánh, Bác sĩ, Bộ trưởng Y tế.
Lưu Văn Lang, Kỹ sư bách nghệ Bộ trưởng
Công chính, .
Nguyễn Hữu Thi, Bác sĩ, đại thương gia,
Bộ trưởng tiếp tế.
Ngoài ra còn có nhiều nhà trí thức có tiếng tăm cùng tham gia chính
quyền như : Phan K ế
Toại (Khâm sai Bắc bộ), Bác sĩ Trần Văn Lai (Thị trưởng Hà Nội), Giáo sư Nguyễn
Lân (Thị trưởng Huế), Phó bảng Đặng Văn Hướng (Tỉnh trưởng Nghệ An), Phó bảng
Hà Văn Đại (Tỉnh trưởng Hà Tĩnh), Giáo sư Đặng Thai Mai (Tỉnh trưởng Thanh
Hóa)… Các ông Hoàng Đ ạo
Thúy, Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Nguyễn Xiển, Vũ Văn Cẩn, Ngụy Như Kontum....
Mặc dù tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng chính phủ này cũng
đã làm được một số việc quan trọng như : tuyên bố nước Việt Nam đôc lập, và
hủy bỏ Hiệp ước Bảo hộ 1884 (Hòa ước Patenôtre). Thành lập Đế quốc Việt Nam , thống nhất về mặt danh nghĩa, đưa đất Nam
Kỳ trở lại với nguồn cội Việt Nam .
Thay chương trình học bằng tiếng Pháp chuyển sang học bằng tiếng Việt. Hành
chánh được cải tổ với việc dùng chữ Việt trong tất cả các giao dịch của chính
phủ..
Mặc dù trước đó một ngày, ngày 18/8/1945 chính quyền của nền độc lập đầu
tiên này, sau khi chứng kiến người Nhật đầu hàng Đồng Minh đã ra tuyên bố với
thê giới là họ chính thức Thoát Nhật, rời khỏi khối ĐĐÁ, nhưng vẫn không thoát
khỏi bị tiêu diệt.
Ngày 19/8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa do VM dẫn đầu đã thành công khi tận
dụng sự vắng mặt của người Pháp, Nhật cũng như sự yếu ớt của một chính quyền
dân sự gồm toàn những nhân sĩ trí thức trên. Còn ở Huế, dù Việt Minh chưa cướp
được chính quyền nhưng Vua Bảo Đại, cùng các cận thần thân tín luôn tỏ ra lo sợ
VM một cách thái quá nên mặc dù vẫn nắm đội ngự binh thì cũng chỉ biết đóng
chặt cổng Ngọ Môn, bỏ mặc bên ngoài cái thành phố, đất Thần Kinh mà người dòng
họ Nguyễn hoàng tộc đông ngang ngửa với số dân còn lại. Và lúc này nước sắp mất
thì mới thấy tôi trung. Hoàng đế của Đế Quốc VN luôn bị kẻ cận thần số 1, và
cũng là kẻ phản thần số 1 Phạm Khắc Hòe, Đổng lý ngự tiền văn phòng triều Bảo
Đại, đã theo lệnh VM để nhỏ to đe dọa, gây sức ép...Thậm chí lấy cả số phận
thảm khốc của vua Lui 16 và hoàng hậu Maria Antoannete thời CM Pháp 1889 ra để
làm cho ông vua khiếp sợ...Và thế là vua Bảo Đại, đã tự nguyện trở thành vị vua
cuối cùng của triều đại Nguyễn lừng lẫy khi ra chiếu tuyên bố thoái vị ngày
24/8/1945 và toàn cõi VN đã tuân theo. Trong chiếu thoái vị đọc trước vài vị
đại diện VM, vừa từ HN vào có đoạn như sau :
"Đáp ứng lời kêu gọi của Ủy ban CM, tôi sẵn sàng thoái vị. Trước
giờ quyết định này của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Tôi
sẵn sàng hy sinh tất cả mọi quyền lợi, để cho sự đoàn kết được thành tựu, và
yêu cầu đại diện của Ủy ban (Việt Minh) sớm tới Huế, để nhận bàn giao
Thấy cũng giông giống như lời tuyên bố
đầu hàng của TT VNCH Dương
Văn Minh ngày 30/4/1975 sau này , cũng kêu gọi anh em binh
lính VNCH buông súng để đợi...bàn giao. Cũng chính kẻ cận thần của vua BĐ, ông
Đổng lý PKH thảo chiếu thoái vị, với câu nói nổi tiếng
"Trẫm muốn được làm Dân một nước tự
do, hơn làm Vua một nước bị trị"
Câu này cũng giông giống câu nói 30 năm
sau của Đại Tướng Đầu Hàng, Big Minh sau khi hàng :
"Riêng cá nhân tôi thì hôm nay tôi
rất hân hoan khi được 60 tuổi, trở thành một công dân của một nước Việt Nam độc
lập”.
Còn ông Đổng lý PKH thì ngay sau đó được tưởng
thưởng cho hành động bán vua của mình bằng việc cũng được giữ chức Đổng lý,
nhưng là Đổng lý Văn phòng Bộ Nội vụ của Chính phủ VN DCCH....
Và thế là Đế Quốc Việt Nam đã chết yểu
chỉ sau vài tháng, cũng như nền độc lập đầu tiên cũng tức tưởi chết theo. Để
rồi từ đó đất nước chúng ta rơi vào cảnh chiến tranh, huynh đệ tương tàn, chia
cắt và thống khổ điêu linh suốt bao nhiêu năm như thế nào thì mọi người đều đã
biết...
2/9/2014