Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và Cựu
tù nhân lương tâm Việt Nam vừa ra tuyên bố chung phản đối việc bắt bớ những
người tham dự phiên xét xử ba nhà hoạt động tại Đồng Tháp hôm 26/8.
Phiên tòa sơ thẩm hôm 26/8 đã kết án ba năm
tù giam với bà Bùi Thị Minh Hằng, 2,5 năm tù giam với ông Nguyễn Văn Minh và 2
năm tù giam với bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh.Cả ba bị truy tố Tội “gây rối trật tự công cộng”, theo Điều 245, Bộ Luật hình sự.
Những người này bắt giữ hồi tháng Hai, khi
đang trên đường tới nhà ông Nguyễn Bắc Truyển, một tù nhân lương tâm vừa được
trả tự do hồi đầu năm, tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Tuyên bố ngày 28/8 lên án hành động
"ngăn chặn, sách nhiễu, đánh đập nhằm không cho tham dự" phiên tòa
xét xử các nhà hoạt động.
"Hành động phi pháp của nhà cầm quyền
Việt Nam... trái ngược với Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân
sự", tuyên bố có đoạn.
"Chúng tôi ... thông báo khẩn cấp về ý
đồ, hành động và xu hướng của nhà cầm quyền Việt Nam về việc vi phạm quyền tự
do đi lại và một số quyền tự do cơ bản khác của công dân cho các chính phủ và
cộng đồng quốc tế biết để có hành động thích đáng".
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và Cựu Tù nhân
Lương tâm Việt Nam cũng kêu gọi quốc hội và chính phủ Hoa K ỳ "xem xét một cách cẩn
trọng" các điều kiện chính sách cho Việt Nam về Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP), vũ khí sát thương, hợp tác quân sự, viện trợ không hoàn
lại và mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Hôm 26/8, tòa đại sứ Hoa K ỳ tại Hà Nội cũng đã ra thông
cáo gọi “việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và
những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính
trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.”
Trong khi đó, tổ chức Theo dõi Nhân quyền
(HRW), trụ sở ở Mỹ, chỉ trích “chính quyền Việt Nam giờ đây đã dùng tới cả lỗi
giao thông ngụy tạo để truy tố hình sự các nhà hoạt động".
'Món quà cho Trung
Qu ốc'
"Chính sách ngoại giao con tin thực ra đã bắt đầu từ năm 2013"
Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng
Trả lời BBC ngày 29/8, nhà báo Phạm Chí
Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, đã lên án phiên xử ngày 26/8 và
cho rằng đây là "món quà" Hà Nội dành cho Bắc Kinh.
"Chính quyền đã lấy việc "2 xe đi
hàng ba" làm cớ về luật giao thông để bắt giữ nhóm Bùi Hằng," ông
nói.
"Đó là một bản án phi lý, một phiên
tòa ô nhục."
"Bên cạnh đó, việc ngăn chặn các nhà
xã hội dân sự bên ngoài phiên tòa không theo một khuôn khổ pháp luật nào cả, dù
đây được nói là một phiên tòa công khai, cho thấy chính quyền địa phương, công
an địa phương ngày càng vô lối."
Ông Dũng nói ông "bất ngờ" trước
mức án dành cho ba nhà hoạt động và cho rằng đây có thể là do yếu tố Trung Qu ốc.
"Nhìn đi nhìn lại thì có thể thấy nhóm
Bùi Hằng bị đưa ra xử vào một thời điểm khá bất lợi: Thời điểm ông Lê H ồng Anh đi Trung Qu ốc".
"Thời gian qua cũng đã xuất hiện luồng
thông tin cho rằng việc xử án này là một món quà cho Trung Qu ốc".
"Tôi đặt ra giả thiết là phải chăng
Bắc Kinh thấy Việt Nam đón tiếp các chuyến thăm của các thượng nghị sỹ Hoa K ỳ và nhìn thấy khả năng cho
một mối giao lưu hợp tác quân sự với Hoa
K ỳ nên quyết định tung ra một đòn câu vớt để cân bằng mối
quan hệ tay ba?"
"Chuyến đi của ông Lê H ồng Anh đã làm cho Bắc
Kinh mở lòng mở dạ, cảm thấy cân bằng một chút trước Hoa K ỳ."
"Nhưng điều đó cũng có thể đã làm cho
bản án Bùi Hằng không được thuận lợi như trước đây."
"Nếu nhóm Bùi Hằng bị đưa ra xét xử
trùng thời điểm với chuyến thăm của các thượng nghị sỹ mới thì có lẽ đã tốt
hơn."
Không ảnh hưởng quan hệ với Hoa K ỳ
Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng nói chính quyền
Việt Nam sử dụng các nhà hoạt động làm con tin cho các cuộc đàm phán với Hoa K ỳ.
Ông Phạm Chí Dũng cho rằng bản án tại Đồng
Tháp sẽ không có nhiều ảnh hưởng đến quan hệ với Hoa K ỳ hiện nay.
"Bùi Hằng không nằm trong danh sách 25
người mà phía Hoa K ỳ
đưa cho phía Việt Nam, yêu cầu trả tự do lập tức và vô điều kiện", ông
nói.
"So với những người khác thì Bùi Hằng
chỉ mới nổi lên và hoạt động của bà chưa đủ để phía Hoa K ỳ quan tâm dặc biệt."
Dù cho rằng "đây là bản án bất
công", nhưng ông Dũng cũng nói "khó có thể đụng chạm tới lộ trình
quan hệ Việt Mỹ trong thời gian sắp tới nhất là khi lộ trình này bao hàm các
vấn đề lớn như thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự, TPP, thậm chí một vị trí
dành cho người Mỹ ở Biển Đông trong tương lai gần".
Bình luận về những ý kiến chỉ trích cho
rằng Việt Nam đang sử dụng các nhà hoạt động làm con tin cho các cuộc đàm phán
với Hoa K ỳ, ông
Dũng nói:
"Chính sách ngoại giao con tin thực ra
đã bắt đầu từ năm 2013, theo các nguồn tin không chính thức".
"Nhưng tôi cho rằng Việt Nam đang ở
thế yếu ớt, đặc biệt là kinh tế. Nếu không cẩn thận thì sẽ phải đối mặt với một
cuộc khủng hoảng ngân hàng trong tương lai gần."
"Trong năm nay hoặc đầu năm sau có thể
xảy ra biến động lớn về ngân hàng, dẫn tới hàng loạt sự đổ bể và sản xuất kinh
doanh trong kinh tế," ông Dũng nói.
"TPP là một điều kiện then chốt, một
món mồi hấp dẫn cho nhà nước, thậm chí có thể coi như là một cứu cánh."
"Nếu không có sự nhân nhượng về nhân
quyền như Thượng Nghị sỹ John McCain đã nói hoặc Quốc hội Hoa K ỳ đã yêu cầu thì sẽ không có
TPP, không có vũ khí sát thương, không có gì hết."
"Và lúc đó nhà nước thay vì phải đối
mặt với quốc tế thì sẽ phải đối mặt với cơn giận dữ của dân chúng."