Đảng
của lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi tại Myanmar trình đề nghị đưa bà Suu Kyi
lên làm cố vấn chính thức của nhà nước, một động thái có thể cho phép bà đảm
nhận vai trò ưu thế trong việc điều hành đất nước.
Dự luật được trình Quốc hội hôm nay cụ thể sẽ cho phép Khôi nguyên Nobel Hòa Bình kiểm soát và tiến hành hoạt động của tất cả các Bộ. Bà Suu Kyi hiện nắm giữ 4 vị trí trong nội các 18 thành viên của Tổng thống Htin Kyaw. Các vị trí đó bao gồm ở Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục, Bộ Năng lượng và tại Văn phòng Tổng thống.
Theo
dự kiến, dự luật này sẽ dễ dàng được thông qua ở Quốc hội, nơi Liên đoàn Quốc
gia vì Dân chủ của bà Suu Kyi đang chiếm ưu thế.
Đảng
Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ giành quyền kiểm soát áp đảo ở cả hai viện trong cuộc
bầu cử hồi tháng 11, cho phép đảng này kiểm soát nhiệm kỳ Tổng thống. Nhưng
hiến pháp của Myanmar, do chính quyền quân sự soạn thảo trước khi chuyển giao
quyền lực cho chính phủ bán dân sự vào năm 2010, cấm bất cứ ai có chồng hoặc vợ
người nước ngoài hoặc có con sinh ra ở nước ngoài không được trở thành Tổng
thống. Điều khoản này áp dụng trong trường hợp của bà Aung San Suu Kyi vì phu
quân quá cố của bà là người Anh và hai người con trai của bà cũng vậy.
Tổng
thống Htin Kyaw, bạn thời thơ ấu và cũng là bạn tâm giao lâu nay của bà Suu
Kyi, đã tuyên thệ nhậm chức hôm qua trở thành lãnh đạo dân sự đầu tiên của
Myanmar kể từ năm 1962 tới nay, chấm dứt chế độ cai trị quân sự hoàn toàn hoặc
bán phần tại Myanmar.
Nhưng
quân đội vẫn là một lực lượng chính trị ở Myanmar, nắm giữ 25% tổng số ghế
trong Quốc hội, cộng với các vị trí cấp Bộ chủ chốt trong Bộ nội vụ và Bộ quốc
phòng, đủ để có quyền phủ quyết đối với bất kỳ đề xuất nào muốn thay đổi hiến
pháp.
Các
cuộc đàm phán hậu bầu cử giữa bà Aung San Suu Kyi với quân đội nhằm tháo dỡ
điều khoản hạn chế ứng viên Tổng thống trong hiến pháp không thất bại.
Nguồn:
Theo VOA