Gia Minh,
PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2016-04-13
2016-04-13
Nhà hoạt động Ngô Duy Quyền thuộc Hội Bầu bí Tương Thân, và vợ là cựu tù nhân lương tâm Lê Thị Công Nhân, ảnh minh họa chụp trước đây.
|
Thư gửi ông Trần Đại Quang
Sau chừng 9
tiếng làm việc, sau khi được thả ra, ông này dành cho Gia Minh cuộc nói chuyện
sau đây. Trước hết ông trình bày quan điểm về lá thư gửi cho cựu bộ trưởng Công
an Trần Đại Quang, hiện là chủ tịch nước Việt Nam như sau:
Ngô Duy
Quyền: Tôi nghĩ
công dân gửi thư cho ông bộ trưởng là việc hoàn toàn rất bình thường; còn nếu
có (không bình thường) thì chỉ ở lĩnh vực hành chính thôi. Ít ra thư gửi cho cơ
quan Nhà nước thì các ông phải có hồi đáp chứ. Nói tóm lại nếu như ông ta bận
quá thì ủy quyền cho trợ lý hay người nào đó… Việc xác định có phải tôi gửi thư
cho ông bộ trưởng hay không thì việc đó quá đơn giản. Còn việc tôi gửi thư cho
ông bộ trưởng mà công an lại triệu tập tôi với lý do rất mơ hồ, chung chung.
Tôi yêu cầu ghi rõ, cụ thể thì họ không đáp ứng. Tôi bất tuân thì họ bắt bớ,
chặn đường, làm đủ trò rồi đến nhà lục soát lấy đồ đi, khủng bố gia đình!
Tôi nghĩ công dân gửi thư cho ông bộ
trưởng là việc hoàn toàn rất bình thường; còn nếu có (không bình thường) thì
chỉ ở lĩnh vực hành chính thôi. Ít ra thư gửi cho cơ quan Nhà nước thì các ông
phải có hồi đáp chứ. Nói tóm lại nếu như ông ta bận quá thì ủy quyền cho trợ lý
hay người nào đó…
-Ngô Duy Quyền
-Ngô Duy Quyền
Gia Minh: Việc gửi thư để yêu cầu điều gì?
Ngô Duy
Quyền: Đó là thư,
theo như tôi nhớ, sau khi một số nhà hoạt động như anh Nguyễn Chí Tuyến, anh
Đinh Quang Tuyến; rồi trước đó là facebooker Gió Lang Thang Trịnh Anh Tuấn bị
hành hung… Trước đó nữa có những người dân bị hành hung đến chết hoặc bị trọng
thương trong đồn công an. Ví dụ như trường hợp em Đỗ Đăng Dư. Thế thì 19 tổ
chức xã hội dân sự có làm thư ngỏ nói về hiện trạng này. Tôi thấy điều này phù
hợp với lương tâm và hiểu biết của tôi nên tôi in ra và gửi cho ông Trần Đại
Quang theo đường bưu điện, thư bảo đảm. Việc này xảy ra từ năm 2015. Vì lý do
đó mà họ liên tục gửi giấy triệu tập, đến lần này là lần thứ 7 và hai lần cưỡng
bức tôi đi.
Gia Minh: Đối với hoạt động của Hội Bầu bí
Tương thân, ông trình bày ra sao khi lực lượng chức năng hỏi thăm về điều này?
Ngô Duy
Quyền: Tôi cho rằng
hoạt động của Hội Bầu Bí là hoàn toàn hợp pháp, hoàn toàn nằm trong quyền của
người dân; chẳng có gì mà phải băn khoăn cả. Thế nhưng dưới chế độ cộng sản thì
mọi người cũng biết chỉ cần làm những điều gì mà Nhà nước không ưng ý thì họ sẽ
chụp cho mình là ‘phản động’, ‘thù địch’. Họ tìm mọi cách để ngăn chặn. Họ đàn
áp, sách nhiễu, khủng bố, bỏ tù. Đó là việc của họ.
Gia Minh: Có thể có nhiều người muốn biết hoạt
động của Hội Bầu bí Tương Thân, vậy ông có thể trình bày về hoạt động của hội?
Ngô Duy
Quyền: Hội Bầu bí
Tương thân là một hội thiện nguyện mà đối tượng trợ giúp là các tù nhân lương
tâm, cựu tù nhân lương tâm, thân nhân của họ và cả những người dân oan, bị oan
ức dám bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mình. Tóm lại là những đối tượng
tương đối cụ thể.
Hoạt động
của Hội Bầu Tương Thân là trong khả năng có thể anh em đến tận nơi thăm viếng
gia đình các tù nhân lương tâm, các cựu tù nhân lương tâm trở về từ nhà tù, rồi
đi cùng thân nhân các tù nhân lương tâm tới các nhà tù dù - chúng tôi đương
nhiên không được vào thăm nhưng với mong muốn hỗ trợ về mặt tinh thần và một
chút khiêm nhường về vật chất đối với những người mà chúng tôi cho rằng đang
đứng đầu trong công cuộc vì một Việt Nam tự do, nhân quyền, dân chủ.
Quyền căn bản của công dân
Gia Minh: Ở Việt Nam hiện nay có nhiều hội
được xem là ‘xã hội dân sự’. Những hội này ra đời để hoạt động nhưng không đăng
ký với Nhà nước; ông thấy tình trạng đó có gì trái với qui định của Hiến pháp
và pháp luật không?
Theo hiểu biết hạn hẹp của tôi thì
quyền lập hội, tự do ngôn luận… là quyền căn bản của công dân. Theo nhìn nhận
của cá nhân tôi thì hệ thống luật pháp của Việt Nam còn có những điều, qui định
xâm phạm quyền của người dân.
-Ngô Duy Quyền
-Ngô Duy Quyền
Ngô Duy
Quyền: Theo hiểu
biết hạn hẹp của tôi thì quyền lập hội, tự do ngôn luận… là quyền căn bản của
công dân. Theo nhìn nhận của cá nhân tôi thì hệ thống luật pháp của Việt Nam
còn có những điều, qui định xâm phạm quyền của người dân. Họ luôn vin vào luật
pháp của họ như vậy; nhưng ở khía cạnh khác mà tôi biết thì khi Việt Nam trở
thành thành viên của Liên hiệp quốc đương nhiên họ phải chấp nhận thực thi
những qui định chung ví dụ như những công ước về quyền con người- Công ước về
các quyền dân sự và chính trị… Theo hiểu biết của tôi, khi những qui định của
luật pháp trong nước mà trái với những qui định các công ước mà Việt Nam tham
gia ký kết thì buộc Việt Nam phải thực hiện các cam kết quốc tế: các hiệp định,
các công ước mà Việt Nam tham gia ký kết. Nếu các luật pháp của Việt Nam chưa
tiến kịp thì phải ưu tiên áp dụng các công ước quốc tế. Thế nhưng ở đây tôi
thấy họ luôn vin vào luật pháp Việt Nam; họ ký công ước, ký cam kết rồi nhưng
không thực hiện. Họ nói nhân quyền mỗi nơi một khác.
Gia Minh: Nhân vật mà ông gửi thư trực tiếp là
ông bộ trưởng công an Trần Đại Quang. Ông này hiện đã nhận chức chủ tịch nước
và hiện nay có những vị lãnh đạo đất nước mới. Ông có kỳ vọng sẽ có những đáp
ứng cho yêu cầu của người dân như lá thư ông gửi cho ông Trần Đại Quang về
nhiều trường hợp công dân bị hành hung một cách không minh bạch?
Ngô Duy
Quyền: Thực tế tôi
thấy người nào cũng như người nào. Trong thể chế độc tài cộng sản thì người nào
cũng vậy. Những việc tối thiểu họ chẳng làm. Nói cho đúng tôi không có bất cứ
sự kỳ vọng nào bất kỳ ai ở vào vị trí lãnh đạo ở thể chế cộng sản.
Gia Minh: Và ông tiếp tục thực hiện những điều
đã theo đuổi lâu nay, mặc dù có những điều bất ưng như thế?
Ngô Duy
Quyền: Tôi nghĩ
trong khả năng có thể tôi vẫn làm những công việc mà tôi đang làm vì tôi hiểu
đó là quyền của người dân và hoàn toàn là không vi phạm pháp luật, dù đó là
pháp luật của chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay. Còn việc họ sách nhiễu, bắt bớ
này kia là việc của họ.
Gia Minh: Cám ơn ông Ngô Duy Quyền.
Nguồn: Theo RFA