Chi thường xuyên năm 2018 lên tới 413.735 tỉ đồng - Ảnh Cafef |
Chi đầu tư
phát triển 175.950 tỉ đồng; chi bổ sung dự trữ quốc gia 970 tỉ đồng; chi trả nợ
lãi, viện trợ 111.300 tỉ đồng; chi thường xuyên 413.735 tỉ đồng; chi các chương
trình mục tiêu quốc gia 16.024 tỉ đồng…
Theo Nghị quyết về phân bổ ngân sách
trung ương năm 2018 của Quốc hội, tổng số thu ngân sách trung ương là 753.404 tỉ
đồng, tổng số thu ngân sách địa phương là 565.796 tỉ đồng. Trong khi, tổng chi
ngân sách trung ương là 948.404 tỉ đồng, trong đó dự toán 321.151 tỉ đồng để bổ
sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
Dự toán chi ngân sách trung
ương dành cho chi đầu tư phát triển 187.000 tỉ đồng (chiếm 19,7%); chi dự trữ
quốc gia 970 tỉ đồng (chiếm 0,1%); chi trả nợ lãi 110.000 tỉ đồng (chiếm 11,6
%); chi viện trợ 1.300 tỉ đồng (chiếm 0,13%); chi cải cách tiền lương, tinh giản
biên chế 9.400 tỉ đồng (chiếm 0,99%); dự phòng ngân sách 15.800 tỉ đồng (chiếm
1,6%) và chi thường xuyên 425.235 tỉ đồng (chiếm 44,8%).
Trong 425.235 tỉ đồng chi thường
xuyên, chi cho quốc phòng 130.400 tỉ đồng (chiếm 30,6%); chi giáo dục – đào tạo
và dạy nghề 24.884 tỉ đồng (chiếm 5,8%); chi khoa học và công nghệ 9.440 tỉ đồng
(chiếm 2,2%); chi bảo vệ môi trường 2.100 tỉ đồng (chiếm 0,49%); chi các hoạt động
kinh tế 34.689 tỉ đồng (chiếm 8,15%). Đặc biệt, chi hoạt động của cơ quan quản
lý nhà nước, đảng, đoàn thể 46.116 tỉ đồng (chiếm 10,8%)..
Nghị quyết dự toán chi ngân
sách trung ương cho từng bộ, cơ quan trung ương theo từng lĩnh vực và các nhiệm
vụ chi khác của ngân sách trung ương năm 2018 tổng cộng 749.705 tỉ đồng (kể cả
chi bằng nguồn vay, viện trợ).
Trong đó, chi đầu tư phát triển
175.950 tỉ đồng; chi bổ sung dự trữ quốc gia 970 tỉ đồng; chi trả nợ lãi, viện
trợ 111.300 tỉ đồng; chi thường xuyên 413.735 tỉ đồng; chi các chương trình mục
tiêu quốc gia 16.024 tỉ đồng…
Chi tiết chi cho các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương như sau:
Văn phòng chủ tịch nước có tổng chi 226 tỉ đồng; trong đó, chi đầu tư phát triển
18 tỉ đồng, chi thường xuyên 207,8 tỉ đồng; Văn phòng Quốc hội có tổng chi 1.497
tỉ đồng; trong đó chi đầu tư phát triển 93 tỉ, chi thường xuyên 1.404 tỉ đồng;
Văn phòng Trung ương Đảng có tổng chi 2.276 tỉ đồng; trong đó chi 232 tỉ đồng,
chi trả nợ lãi, viện trợ 30 tỉ đồng, chi thường xuyên 2.014 tỉ đồng; Văn phòng
Chính phủ có tổng chi 1.262 tỉ đồng; trong đó, chi đầu tư phát triển 293 tỉ đồng,
chi thường xuyên 969,8 tỉ đồng.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh có tổng chi 720 tỉ đồng; trong đó, chi đầu tư phát triển 57 tỉ đồng,
chi thường xuyên 663 tỉ đồng.
Tòa án nhân dân Tối cao có tổng
chi 3.888 tỉ đồng; trong đó chi đầu tư phát triển 620 tỉ đồng, chi thường xuyên
3.265 tỉ đồng, chi các chương trình mục tiêu 3 tỉ đồng.
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao
có tổng chi 3.626 tỉ đồng; trong đó chi đầu tư phát triển 585 tỉ đồng, chi thường
xuyên 3.039 tỉ đồng, chi các chương trình mục tiêu 2 tỉ đồng.
Các Bộ có tổng chi như sau: Bộ
Công an 78.112 tỉ đồng; Bộ Quốc phòng 150.144 tỉ đồng; Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn 21.141 tỉ đồng; Bộ Giao thông vận tải 43.602 tỉ đồng; Bộ Ngoại
giao 2.416 tỉ đồng; Bộ Công Thương 2.307 tỉ đồng; Bộ Xây dựng 1.308 tỉ đồng; Bộ
Y tế 13.655 tỉ đồng; Bộ Giáo dục 7.322 tỉ đồng; Bộ Khoa học Công nghệ 3.174 tỉ
đồng; Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch 2.941 tỉ đồng; Bộ Lao động, thương binh
và xã hội 32.872 tỉ đồng.
Bộ Tài chính 25.265 tỉ đồng; Bộ
Tư pháp 2.567 tỉ đồng; Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.490 tỉ đồng; Bộ Nội vụ 654 tỉ đồng;
Ngân hàng Nhà nước 899 tỉ đồng; Bộ Tài nguyên và Môi trường 8.147 tỉ đồng; Bộ
Thông tin và Truyền thông 893 tỉ đồng; Ủy ban Dân tộc 319 tỉ đồng…
Dự toán cũng chi cho các ban
quản lý khu công nghệ, làng văn hóa do ngân sách trung ương đảm bảo 1.492 tỉ đồng;
chi hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, xã hội, xã hội – nghề
nghiệp 577 tỉ đồng; chi thực hiện một số nhiệm vụ nhà nước giao cho các tập
đoàn, tổng công ty, ngân hàng 252 tỉ đồng.
Ngoài ra, chi bổ sung có mục
tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương 122.452 tỉ đồng; chi hỗ
trợ các địa phương thực hiện chế độ, chính sách mới và thực hiện các nhiệm vụ
khác của ngân sách trung ương 12.552 tỉ đồng;
Chi trả nợ lãi, viện trợ
110.884 tỉ đồng; chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu
(chưa phân bổ) 933 tỉ đồng (trong đó, chương trình nông thôn mới 60 tỉ đồng, giảm
nghèo bền vững 60 tỉ đồng, các chương trình mục tiêu 813 tỉ đồng)…
Nghị quyết cũng yêu cầu Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính - Ngân sách... và các đại biểu quốc hội
giám sát việc phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018; Giao Chính phủ khẩn trương
phê duyệt các chương trình mục tiêu để phân bổ, giao vốn kịp thời cho các bộ,
ngành, địa phương...
Trước đó, theo mục tiêu của
Nghị quyết 01 Chính phủ vừa ban hành, năm 2018 sẽ phấn đấu tăng tưởng tổng sản
phẩm trong nước (GDP) đạt 6,7%, kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình
quân khoảng 4%; tăng năng suất lao động xã hội trên 6%, tỷ lệ đóng góp của năng
suất các nhân tố tổng hợp trong tăng trưởng GDP 2018 đạt trên khoảng 46%;
Tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực nông, lâm , thủy sản đạt 36 - 37
tỉ USD.
Bên cạnh đó, phát triển công
nghiệp tốc độ tăng trưởng khoảng 7,7%. Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực dịch
vụ đạt khoảng 7,4%. Từng bước đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đạt khoảng
15 triệu lượt khác quốc tế đến Việt Nam 2018; Kiểm soát bội chi ngân sách
Nhà nước ở mức 3,7% GDP; dư nợ công khoảng 63,9% GDP, nợ Chính phủ khoảng 52,5%
GDP, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,6% GDP.
Cơ cấu lại ngân sách nhà nước
theo hướng tăng dần tỷ trọng thu nội địa, đảm bảo tỷ trọng chi đầu tư phát triển
26%, tỷ trọng chi thường xuyên 64,1% trong tổng chi ngân sách nhà nước...
Hoài Phong