07 mai 2020

Tại thằng “Hồng” lấn ác thằng “Chuyên”.


Thiện Tùng

5/5/2020


Từ khi cầm quyền, “Đảng ta” luôn ấn định tuyển dụng cán bộ phải “vừa Hồng vừa Chuyên”- Hồng là Cộng sản, chuyên là chuyên môn. Thực tế ở  Việt Nam: hễ Hồng thì ít Chuyên,  hễ Chuyên thì ít Hồng.

“Đảng ta” bao giờ cũng kè bên mình 3 Ban cố vấn theo thể thức “tam quyền phân công”  để áp đặt cho kỳ được thể chế chính trị “Chuyên chính vô sản:

-  Ban Tuyên Giáo chuyên lo về mặt tư tưởng, chính trị … cho cả già lẫn trẻ.

-  Ban Tổ Chức chuyên lo về khâu tuyển chọn, cơ cấu cán bộ cho cả hai hệ thống Đảng và Nhà nước.

-  Ban Kiểm Tra chuyên rà soát sự hư nên về Tư tưng, Tổ chức, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư uốn nắn sửa chữa cho đúng quỷ đạo.

Cấp trên của 3 Ban nầy, tuy nói là Ban Bí thư và Bộ Chính trị chớ kỳ thực là Tng Bí thư Đảng, là Vua của những ông Vua.


Hiến pháp đã ghi: “Đảng CSVN lãnh đạo Nhà nước và Xã hội”, thì mọi việc bắt nguồn từ Tổng Bí thư. Từ đó, việc nên hư, Tổng Bí thư Đảng phải chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Dân. Vì vậy, từ khi nhậm chức Tổng Bí thư, ngủ thì thôi, khi thức dậy ông Trọng hết chủ trì cuộc họp nầy đến chủ trì cuộc họp khác, luôn miệng nói về nhân sự và văn kiện Hội nghị hay Đại hội Đảng. Ông luôn nhấn mạnh phải vừa Hồng vừa Chuyên. Vì là Đảng trưởng, nên ông  nặng “Hồng”,  nhẹ “Chuyên” âu cũng là lẽ đương nhiên.

Những năm 1945-1954, Hồ Chí Minh đảm trách hai vai chủ chốt Chủ tịch Đảng và Chủ tịch nước, giờ đây, ông Nguyễn Phú Trọng cũng đảm nhận hai vai chủ chốt nầy nhưng khác nhau ở chỗ:

-  Hồ Chí Minh có quan điểm toàn diện, Cụ theo lập trường “Giai cấp và Dân tộc” áp dụng thể chế chính trị “Đa nguyên, quản lý xã hội theo thể thức “tam quyền phân lập, hệ thống chính trị nhiều thành phần, mạnh dạn sử dụng người tài ngoài Đảng CS như Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Hữu Đang chẳng hạn. Lúc bấy giờ, Cụ hồ nói câu để đời:  “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong. Muốn tổ chức cuộc mít-tinh ngoài trời tại Hà Nội đủ chỗ hàng ngàn người dự, từ chiến khu, Cụ  gọi Nguyễn Hữu Đang đến giao làm lễ đài trong vòng 1 tuần cho xong. Nguyễn Hữu Đang than: Gp và khó quá vì không có kinh phí”. Ông Hồ khích tướng: “khó thì tôi mới giao cho chú”. Thế rồi, ông Đang về Hà Nội vận động những nhà Tư sản góp tiền, vàng làm xong lễ đài kịp để cụ Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945. Những người được cụ Hồ tin và chọn như ông Đang không phải ít. Nhưng tiếc rằng, sau đó, cụ Hồ không bảo vệ họ tới cùng.

-  Nguyễn Phú Trọng có quan điểm phiến diện, chỉ theo lập trường “Giai cấp”, áp dụng thể chế chính trị “Nhứt nguyên”, quản lý xã hội theo thể thức “tam quyền phân công”, hệ thống chính trị một thành phần, luôn nghi kỵ người ngoài Đảng, chỉ chọn đảng viên cầm quyền cả hệ thống chính quyền “Chuyên chính Vô sản”. Quản lý Dân bằng Pháp Luật do Đảng cầm quyền vạch ra, tội cao nhứt là tử hình/ Quản lý đảng viên bằng Điều lệ Đảng, tội cao nhứt  khai trừ khỏi Đảng (hoàn dân). Vì vậy, đảng viên luôn sống ngoài vòng pháp luật, hình thành những nhóm lợi ích, cửa quyền, tham nhũng vô độ.
Ảnh minh họa

Tôi làm ta chịu chớ trách ai”? Cũng sắp “hết hạn sử dụng” rồi, nếu ông Trọng chưa chấp nhận cải tổ thể chế chính trị, đừng ngồi đó mà buồn chẳng ích lợi gì, tốt hơn hơn ông nên chấp nhận “sân ai nấy đá”, có nghĩa là: Làm Đảng trưởng, ông lãnh đạo hơn 4 triệu đảng viên, chọn ai kế thừa, kế vị trong Đảng thì tùy ở ông, còn lãnh đạo hơn 90 triệu dân thì ông phải để cho nhân dân chọn người cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp – đâu phải ra đó, đừng đá lộn sân nữa?.
Quang cảnh cuộc họp của tổ chuyên gia xây dựng đề án thu hút, trọng dụng nhân tài hôm 28/4/2020 -  Courtesy: moha.gov.

Sao c diễn trò “chọn nhân tài”: Ngày 5/6/2019, các vị ra Quyết định số 297/QĐ-BNV về “Kế hoạch xây dựng  Đề án Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài” không thành công. Giờ đây, hôm 28/4/2020,  Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân ký ban hành Quyết định số 470/QĐ-BNV cũng về Kế hoạch xây dựng Đề án chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài phục vụ xây dng đất nước. Không được đâu ông Vĩnh Tân ơi, bởi vì, nhân tài có đấy nhưng họ đang nằm trong 90 triệu dân, trong khi Tổng bí thư nhà ta đang cứ quanh quẩn chọn nhân tài trong chỉ khoảng 2 triệu đảng viên đương nhiệm. Áo mặc sao qua khỏi đầu, ông chọn mà ông Trọng không chịu thì chỉ phí công. Đừng làm động tác giả nữa, người tài đức họ không để các ông lợi dụng nữa đâu. Hãy nghe những học giả tên tuổi phân tích nguyên nhân vì sao “Chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài của Việt Nam không hiệu quả”:

- Theo RFA, ngày 1/5/2020, Tiến sĩ An Hà, từ Anh Quốc, bày tỏ: “Đối với những người nghiên cứu khoa học thuần túy thì việc về nước đúng là lãng phí. Bởi vì nghiên cứu khoa học cần sáng tạo, cần nghĩ điều người khác không dám nghĩ và làm những điều người khác chưa dám làm. Tuy nhiên ở nước mình thì người nghĩ những điều người khác không dám nghĩ và làm những việc người khác không dám làm thì khó lắm. Nói chung, guồng máy không hoan nghênh những người dám nghĩ dám làm như thế. Nghiên cứu khoa học thì ở đâu cũng có cái hay và có cái dở nên có thể gọi là khác biệt. Không phát huy được trong công việc và suy nghĩ khác cách suy nghĩ thông thường của Việt Nam nên khó hòa hợp và hội nhập, không còn phù hợp với môi trường đó nữa.”.  

Vào tối hôm 1/5/2020, Tiến sĩ Nguễn Đăng Hưng trao đổi với Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn trên RFA, ông Tuấn cho rằng: “Trong thực tế những ai muốn về làm việc ở Việt Nam thì đã về. Phần lớn, sau khi tốt nghiệp, họ tự tìm đến các trường đại học hay viện nghiên cứu nào đó ở nước ngoài xin việc,  không trông chờ gì từ một chánh sách của Việt Nam. Và dù bản thân tôi về nước đóng góp sức mình cho ngành Giáo dục thời gian dài như thế, nhưng tôi không nhìn thấy được viễn ảnh chủ trương trọng dụng nhân tài của Chính phủ Việt Nam, bởi lý do là môi trường làm việc trong hệ thống nhà nước luôn do Đảng quyết định”. Giáo sư Nguyễn văn Tuấn buông lời kết luận với chúng tôi: “Không có hy vọng gì đâu, bởi vì bao nhiêu năm nay họ cũng như vậy mà!”.

- Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng, một vị giáo sư dành hết thời gian nghỉ hưu ở Vương quốc Bỉ trở về Việt Nam tận sức đóng góp cho ngành giáo dục của nước nhà, nhưng ông phải chua xót nói rằng: “Tôi đã làm trong 20 năm cuối đời cho giáo dục Việt Nam và gặp nhiều khó khăn. Khó khăn đến nỗi mà tôi có cảm tưởng như mình đang sống lưu vong tại quê hương Việt Nam.”

..v.v…

 Quá nhiều lãnh đạo độc đoán, dầu dốt đặc, nhưng họ muốn giành hết sự hiểu biết, thông minh cho mình. Họ ghét cay ghét đắng, thậm chí cho vào tù bất cứ ai bất đồng chính kiến đề xuất, góp ý, phản biện… . Quanh năm suốt tháng, họ cứ nhai đi nhai lại cái mình đã nói, chỉ có những kẻ bất tài, ngu trung, nịnh hót… mới đủ can đảm nghe; Còn những người có đức độ, nhân cách, am hiểu khoa học… họ không thể nào chịu nổi những điệp khúc buồn chán ấy.
Lãnh đạo ngữa tay nâng đỡ hiền tài  - Ảnh minh họa



Người lãnh đạo thông minh, sáng suốt, họ khiêm tốn, cầu thị, luôn chiêu hiền đãi sĩ. Nghệ thuật lãnh đạo của họ là  luôn theo dõi phục vụ, nâng đỡ cho những hiền tài nối bước nhau tiến về phía trước. (xem ảnh minh họa trên)

Ngày nào thằng “Chuyên” được coi trọng, thằng “Hồng” bị xếp xó thì ngày đó đất nước VN mới vươn mình. -/-