19 novembre 2020

Rừng phòng hộ đầu nguồn


Thiện Tùng  

18/11/2020


Muốn biết rừng nguyên sinh phòng hộ bị tàn phá thế nào, chư vị cứ gõ: “Nạn phá rừng” thì Goole đáp ứng ngay. Bài viết nầy tôi có dụng ý góp phần tranh luận về cây tạo  nên  “Rừng phòng hộ” và  “Cây công nghiệp”.

 

Nhiều chuyên gia thế giới và trong nước nói về  tính năng, tác dụng “Rừng phòng hộ” khá phong phú. Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) rút gọn lại: “Rừng phòng hộ được sử dung chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa,  điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, môi sinh cho nhiều loại động thực vật, hạn chế thiên tai, nơi thu hút khách nhàn du…”.


Việt Nam phân ra 2 loại rừng: “Rừng phòng hộ đầu nguồn”(vùng cao)Rừng phòng hộ ven biển”(vùng thấp). Bài viết nầy tôi chỉ nói rừng phòng hộ đầu nguồn.

 

Nếu không có cây thì không ai gọi là rừng?. Cây rừng là những chủng loại cây hoang dã, sinh trưởng thích hợp với thổ nhưỡng từng vùng. Trồng cây chuyên canh, kể cả cây công nghiệp, không ai gọi là “rừng” cả . Nếu quy mô nhỏ gọi là “vườn”, quy mô lớn gọi là “đồn điền”. Thế mà,  chẳng biết tại sao, có lắm người do kém hiểu biết hay cố tình, phá cây rừng, trông cây chuyên canh nhứt định nào đó rồi gọi là rừng. Cây chuyên canh có thể có lợi về mặt kinh tế, nhưng nó không làm được những chức năng cây rừng như vừa nói trên.

 

I.- RỪNG NGUYÊN SINH ĐẦU NGUỒN

 

 1/ Rừng nguyên sinh đầu nguồn, nơi định cư nhiều chủng loại thực vật


Rừng nguyên sinh là rừng trong quá trình phát sinh chưa bị con ngưới  tác động . Nó do thiên nhiên cấu tạo, sống hoang dã, tự lập, tự cung tự cấp, không cần con người chăm   bón… mà nó vẫn xanh tốt. Trên cao là tàng cây, dưới là thảm thực vật, rễ nó ăn sâu vào lòng đất,  đất ôm chặt vào nó, chẳng khác xi-măn gắn chặt với cốt sắt. Vì vậy,  chuyện sạt lở đất ít khi xảy ra.

Có lần đi trong rừng nguyên sinh tỉnh Tây Ninh gặp mưa, tôi trú vào tàng cây có thân lớn hơn một vòng tay. Mưa khoảng 2 phút nước mới rơi xuống. Khi mưa lớn, nước theo thân cây tuột  xuông , riu ríu chui vào kẽ hở do khô hạn giữa đất và rễ cây để vào lòng đất.

2/ Rừng nguyên sinh đầu nguồn“giữ đất nước”  

Ông Bùi Tú Trà - Phó Ban thanh tra Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường tỉnh Đắk Lắk bên cây gỗ tung tại buôn Ky, phường Thành Nhất (TP. Buôn Ma Thuột).

Rừng nguyên sinh có nhiều chủng loại cây, tầng cao, tầng trung, tầng thấp và có nhiều chủng loại dây leo đeo bám trên thân cây. Tất cả thừ gì không cần nữa, chúng thải rơi xuống mặt đất, hình thành thảm thực vật, vừa giữ độ ẩm vừa làm phân bón cho cây/dây.

Trừ những cây mọc theo bờ sông suối, gió mưa, giông bão có thể gãy tét nhánh chớ không trốc gốc vì bộ rễ nó ăn sâu vào lòng đất. Trong chiến tranh bom pháo phần lớn chỉ sát phạt thân cây, hễ còn cái gốc là nó đâm tược, bộ rễ vẫn làm tốt chức năng giữ đất nước – theo nghĩa đen.

3/ Rừng nguyên sinh  đầu nguồn giữ ổn định khí hậu, hạn chế thiên tai

Rừng nguyên sinh là những cổ máy khổng lồ điều hòa khí hậu, ngoài che nắng sương, chống đỡ gió giông. Thảm thực vật giữ nước mưa, phần thì thấm vào đất, phần thì chuyển giao cho những bộ rễ cây mang sâu vào lòng đất, tạo ra mạch nước ngầm. Khi mước ngầm dư thừa thải đần ra sông suối, cung cấp nước thường xuyên cho vùng hạ lưu, hạn chế đến mức thấp nhứt lũ quét gây sạt lở.

4/ Rừng nguyên sinh, nơi định cư động vật hoang dã

Rừng nguyên sinh, cây rừng và các loài động vật cộng sinh với nhau:

- Rừng là nơi dung thân cho các loài động vật, số thì ”ăn chay” – ăn cây cỏ, số thì “ăn mặn” – ăn thỉt các động vật yếu kém hơn mình.

- Thực phẩm của cây là lá cỏ mục trộn với chất thải  của các loài động vật cư trú tại đây, nước uống của cây là mạch nước ngầm. 

5/ Rừng là nơi lý tường cho khách nhàn du

Nhứt là người thành thị luôn sống trong cảnh đông người ồn áo, nóng bức.., rừng nguyên sinh trong lành, thơ mộng, nhiều cảnh quan bắt mắt nên, những khi rảnh rỗi, họ thích nhàn du nơi rừng sâu núi thẩm.  Được thiên ưu đãi, Việt Nam có bờ biển dài, có nhiều rừng nguyên sinh tên tuổi. Người xưa từng nói “Đát nước ta có rừng vàng, biển bạc” không ngoa chút nào. Có điều đáng buồn là, suốt gần nửa thế kỷ qua, lãnh đạo Việt Nam không chú trọng khai thác Du lịch – ngành Công nghiệp không khói nầy: Cho khai thác Bauxite Tây nguyên, cho phá rừng nguyên sinh làm thủy điện, đưa dân lên vùng cao  trồng cây Công nghiệp… phá nát rừng nguyên sinh / Cho nước ngoài làm nhà máy cán phép và xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điên than…xả thải  gây ô nhiễm suốt dọc chiều dài bờ biển. Để rồi, giờ đây chuốc lấy bao thảm họa, xúm nhau ngữa mặt lên trời than: “Rừng vàng Biển bạc nay còn đâu?!”.

II.- ĐỒN ĐIỀN HAY VƯỜN CÂY CÔNG NGHIỆP

Trồng cây Công nghiệp với quy mô nhỏ gọi là “vườn”, với quy mô lớn gọi là “Đồn điền” chớ không ai gọi là rừng cả?. Thế mà có lắm người, kể cả ngành chủ quản cho rằng: “loại cây bất kỳ nào trông trên đất đều được xem là rừng”.

1/ Về cây Cao su

Vườn Cao su

Đồn điền Cao su

Tiến sĩ Nguyễn Anh Nghĩa nói về cây Cao su khá thuyết phục: Cây cao su quang hợp giống như các cây khác, ban ngày hút CO2, nhả O2 và chuyển sang hút O2 và nhả CO2 vào ban đêm. Không có con gì sống dưới rừng cao su sống được, cây cao su có mủ và độc hại đối với nhiều côn trùng và cả loài ăn thực vật. Do trong rừng cao su không có nhiều thức ăn như trái cây, côn trùng,... nên chim chóc và các loài động vật không thể sống được ở trong rừng cao su. Hơn nữa, trong rừng cao su có rắn, rết… nên công nhân lao động phải phát quang, dọn dẹp các bụi rậm bên dưới, vừa an toàn lại vừa dễ dàng cho công việc chăm sóc và cạo mủ. Đây cũng là nguyên nhân dưới rừng cao su có ít thảm thực vật là vậy...”.

2/ Về cây Ca-phê

Diện tích trồng cây cà-phê các tỉnh Tây Nguyên hiện hơn 500.000 ha, chiếm hơn 95% diện tích  đất trồng cây ca-phê  trên cả nước

Nhiều chủ Vườn và Đồn điền Cà-phê cho rằng “Ca-phê  đang ngồi trên lửa”: Ho cho biết:

<<Ở nhiều vùng, vườn càphê đang già cỗi cho năng suất thấp; thời tiết thất thường nên niên vụ này dự báo có nơi sẽ giảm năng suất đến 1/3. Cty TNHH xuất khẩu nông sản Tây Nguyên, cho biết năm nay dự báo năng suất càphê của Brazil sẽ cao mức kỷ lục, khoảng 63 triệu tấn. Nông dân Brazil đang đẩy mạnh bán ra nên giá sẽ khó giữ như năm trước”.

Với vườn càphê đã thu hoạch, hiện nay mỗi vụ nhà vườn đầu tư tiền phân bón, thuốc bảo vệ thực vật từ 50-70 triệu đồng, thu hoạch khoảng 3 tấn/ha. Năm nay sản lượng giảm khoảng 1/3, trong khi giá chỉ còn 35 triệu đồng/tấn nhân xô, giảm 1/4 so với trước. Tại Gia Lai niên vụ 2018, đa số 81.000ha cà-phê giai đoạn kinh doanh của Gia Lai đều giảm năng suất. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Gia Lai, năng suất cà-phê toàn tỉnh vụ này chỉ đạt 11,5 tấn quả tươi/ha, giảm gần 1/3 so với vụ năm ngoái. Nếu giá cà-phê nhân vẫn ở mức 35 triệu đồng/tấn như hiện nay, người trồng càphê ở tỉnh Gia Lai sẽ bị thiệt hơn 800 tỉ đồng vì giảm sản lượng. 

Ngoài ra việc thu hái càphê bắt đầu chín cũng gặp nhiều khó khăn do nguồn nhân công quá khan hiếm. Nhiều năm trước, nguồn lao động dựa vào nhân lực từ các tỉnh duyên hải miền Trung như: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên… rất sẵn. Thế nhưng vài năm trở lại đây, các khu công nghiệp ở các địa phương mở ra đã thu hút nguồn lao động tại chỗ, cộng với nhiều nguyên nhân khác khiến các chủ vườn đỏ mắt đi tìm nhân công hái cà-phê.

Theo đó giá nhân công hiện nay cao ngất ngưởng, khoảng 1 triệu đồng/tấn so với 800.000 đồng năm trước. Nhiều vườn cà-phê chín đỏ mà đành chịu. Tính trung bình cứ mỗi hécta cà-phê phải cần đến 5 - 7 nhân công thu hái hơn một tuần. Và với 500.000 hécta càphê của Tây Nguyên, đang cần một nguồn nhân công khổng lồ. Không chỉ có những hộ gia đình, các doanh nghiệp trồng cà-phê cũng rất cần nguồn nhân công thu hái. Nhiều Cty sốt ruột với hàng trăm hécta diện tích chín dồn dập mà vẫn chạy đôn, chạy đáo. Cây cà-phê Tây Nguyên niên vụ 2018 như đang ngồi trên lửa>>.

3/ Về Tiêu (Hồ Tiêu)


Số phận  cây Tiêu còn ảm đạm hơn cây Ca-phê. Hãy nghe ông Nguyễn Minh Vịnh chia sẻ:

“ Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản, trước tiên ta phải phân biệt được cây suy yếu là do bệnh tật, già cỗi hay do chế độ chăm sóc. Những bụi tiêu quá xấu, nhắm không cách gì khôi phục được, thì phải ưu tiên việc nhổ bỏ trồng mới.

Việc trồng mới trên vùng đất cũ cũng khá khó khăn, do đất bạc màu, hoặc đất đã chai cứng, khó rút nước, không còn độ tơi xốp,… Ta cần phải khôi phục lại độ phì cho đất”..

Cảnh báo tình trạng thu mua rễ cây hồ tiêu ngay tại vùng dịch:

Nhiều người dân đã đến các vùng tiêu vừa bị dịch bệnh chết để đào gốc lấy rễ bán. Điều đáng nói là đa số các dịch bệnh khiến tiêu chết với diện tích lớn tại huyện Chư Pưh thời gian gần đây xuất hiện từ rễ loại cây này. Sau khi hồ tiêu chết, các mầm bệnh vẫn lưu trú tại gốc, rễ của cây nếu như không được xử lý dịch triệt để.

Diện tích hồ tiêu chết do dịch bệnh của huyện Chư Pưh từ năm 2015 đến nay khoảng 320 ha. Trước đó, người dân vẫn để tiêu chết tại vườn, không nhổ bỏ và xử lý qua phần đất nền để tiếp tục tái canh một số loại cây công nghiệp khác.

Tuy nhiên, khi nghe thông tin có thương lái thu mua rễ hồ tiêu, nhiều người dân đã về vườn nhà đào gốc lấy rễ bán, thậm chí còn đến những diện tích hồ tiêu chết của hộ khác đào bới gây nguy cơ lây lan mầm bệnh cho cây trồng.

Trước thông tin rễ hồ tiêu được thu mua để bán cho người Trung Quốc tái chế, trộn vào phân bón bán lại cho người dân nhằm phát tán, lây lan dịch bệnh. Ông Lê Thanh Việt, Chủ tịch UBND xã  cho biết, khi làm việc với cán bộ xã, các hộ thu mua không thừa nhận mua rễ tiêu để bán cho người Trung Quốc mà mua về đề đun lửa. Vụ việc đã được chính quyền báo cáo lên Công an huyện Chư Pưh để cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ.

4/ Về cây Điều


Ca-phê và Tiêu thọ nạn, Điều sắp tử vong. Căn bịnh của anh Diều phải cầu cứu tuyến trên. Được biết:

Ngày 16.1/2018, tại huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước, Trung tâm khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) phối hợp Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức Hội thảo “Xây dựng mô hình khôi phục vườn điều bị sâu bệnh”. Dự buổi hội thảo có ông Trần Văn Khởi - Giám đốc TTKNQG, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh cùng 80 nông dân trồng điều trên địa bàn tỉnh.

Tình Bình Phước có diện tích điều lớn nhất cả nước 59.000ha, hạt điều  Bình Phước được chọn xây dựng thành thương hiệu quốc gia.

Người dân chặt bỏ diện tích điều bị sâu bệnh ở huyện Bù Đăng (Bình Phước).

Niên vụ điều 2017-2018, sâu bệnh cây Điều trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp. Bù Ðăng là huyện có diện tích cây Điều lớn nhất tỉnh Bình Phước với gần 59.000 ha, cũng là địa bàn bị thiệt hại nặng nhất,  gần như toàn bộ diện tích bị nhiễm sâu bệnh . Hơn 18.100 ha gần như mất trắng, năng suất giảm hơn 46,5% so với vụ điều năm 2016...

Trong đó, nặng nhất là xã Ðăng Hà, nơi có tới 90% số hộ dân trồng Điều, chỉ mới đầu vụ (giữa tháng 3.2017) đã mất trắng 650 ha, năng suất bình quân cả vụ chỉ còn 50 kg/ha. Kế tiếp là huyện Ðồng Phú có tới 40% (tương ứng 5.763 ha) diện tích Điều gần như mất trắng; huyện Bù Gia Mập có hơn 47,1% trong 20.457 ha Điều bị nhiễm bệnh, năng suất giảm 51%, trong đó gần 1.900 ha mất trắng; huyện Phú Riềng có 2.000 ha gần như mất trắng...

Anh Long Hoàng Ngân (thôn 3 xã Ðăng Hà, huyện Bù Ðăng) nói: “Vụ điều vừa rồi, tôi mất trắng 1 ha”. Vụ điều năm 2016, anh Ngân thu được gần hai tấn hạt nên mùa 2017 anh mạnh dạn chi khoảng 17 triệu đồng mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) chăm sóc rẫy điều. Tuy nhiên, côn trùng, bọ xít muỗi, bệnh thán thư rồi cháy lá khô ngọn đã cướp đi tất cả...Năng suất điều bình quân toàn tỉnh chỉ còn 7,15 tạ/ha, tổng sản lượng là 94.485 tấn (giảm khoảng 38% cả về năng suất và sản lượng so với vụ Điều 2016). Theo đánh giá của Phó Chủ tịch Hiệp hội Ðiều Việt Nam (Vinacas) Tạ Quang Huyên, mức độ sâu bệnh  trên cây Điều ở Bình Phước trong vụ điều 2017 là nghiêm trọng nhất trong vòng 15 năm trở lại đây.

Trước tình hình đó, Trung tâm khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng các mô hình khôi phục vườn Điều bị sâu bịnh – đến nay chưa nghe nói kết quả..

Vậy là  3 cây “Ca-phê, Tiêu, Điều”  vướn bịnh nan y,  đang cùng nằm nhà thương?!. Đát nước mất rừng, nhân dân thất mùa đang rên siết ?! Lỗi nầy do ai?.   -/-

 

------------

 

Mời xem ảnh 3 trong nhiều rừng Nguyên sinh vang

tiếng một thời, du khách quốc tế thường ghé qua

1 /  Nằm trong diện bảo tồn của 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng, rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên nổi tiếng với nhiều thảm thực vật đa dạng. Rừng là nơi ngụ cư của khoảng 40 loài nằm trong sách Đỏ thế giới và nhiều loại cây quý hiếm. Đến với rừng Nam Cát Tiên, du khách không chỉ chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà còn được khám phá Bàu Sấu – vùng đất ngập mặn lớn thứ 2 ở Việt Nam. Ảnh: Trabong.

2 /  Rừng quốc gia Cúc Phương nằm ở địa phận tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội hơn 120 km, là vườn quốc gia đầu tiên ở Việt Nam. Đến rừng Cúc Phương, du khách sẽ có cơ hội thấy tận mắt những cây cổ thụ với hàng trăm năm tuổi. Đặc biệt, rừng quốc gia Cúc Phương còn có nhiều loại động vật và thực vật có tên trong sách Đỏ. Thời điểm thích hợp nhất để du khách đến rừng Cúc Phương là vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 5), lúc này thời tiết trong rừng mát mẻ. Ảnh: I.m.nhung.

3/ Rừng Yok Đôn nằm trên địa bàn 2 tinh Dắk Nông và Dắk Lắk, có diện tích khoảng 115.545ha, cách Buôn Ma Thuộc 40km. Ngoài có nhiều loại thực vật ra thì động vật ở đây cũng ghi dấu một con số ấn tượng. có tới 489 loài gồm 196 loài chim, 15 loài lưỡng cư, 67 loài thú, 100 loài côn trùng và 46 loài bò sát mang đặc trưng riêng biệt của khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt hơn cả, rừng quốc gia Yok Đôn còn là nhà của 36 loài động vật quý hiếm với 17 loài đã được ghi tên trong sách đỏ cần được bảo vệ nghiêm ngặt như: Chim công, Voi, Hổ, Báo, Quắm lớn, Chìa vôi Mê Kông, Chim sáo. Trâu rừng, Gà lôi, Hươu sao, Phượng hoàng, Sơn dương, Bò sừng xoắn, Quắm lớn, Nai cà tông, Kỳ đà nước.