13 novembre 2020

Bão lũ phá “giấc ngủ” Quốc hội

Thiện Tùng

12/11/2020

Đại biểu Quốc hội tình Gia Lai, nữ anh thư Ksor H’Bơ Khăp. Ảnh Gia Hân/ TN
Thảm họa bão lũ miền Trung gây tranh cãi xung quanh 2 chủ đề: Về cứu trợ và về phá rừng làm thủy điện.

Cuộc tranh cãi nầy bắt nguồn từ xã hội Dân sự. Nó tác động mạnh vào nghị trường Quốc hội (QH) đang họp song hành cùng thời gian với những cơn bão lũ  kinh hoàng,  gây tổn thất nặng nề về người và của ở miền Trung. 


Chỉ cần để ý một chút thì thấy ngay, cuộc tranh luận tại nghị trường QH nầy diễn ra rất căng thẳng giữa 2 phe:

- Phe Lập pháp, do bà chủ tịch Quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân cầm cán, gồm những đại biểu chuyên nghiệp công việc Quốc hội, thủ vai  tấn công ( hỏi).

- Phe Hành pháp, do thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cầm cán, gồm những đại biểu không chuyên nghiệp, phần lớn là Bộ trưởng các Bộ thuộc hệ Chính phủ, thủ vai chống đỡ (đáp).

1/ Về Cứu trợ được xem là đã ngã ngũ

Khi biết được tin Thủy Tiên tự động mang tiền, hàng đi làm từ thiện, ngày 21/10/2020, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị: “UBTƯ MTTQVN chủ trì, phối hợp  với các cơ quan liên quan chỉ đạo, giám sát việc vận động, quyên góp cứu trợ theo đúng quy định Nghị định 64 của Chính phủ và xử lý nghiêm các trường hợp tổ chức hay cá nhân tự tiện đứng ra vận động quyên góp cứu trợ để trục lợi”. 

Khi được thủ tướng Phúc ra tín hiệu tấn công, phe Chính phủ ở nghị trường Quốc hội và dư luận viên bên ngoài ào lên chỉ trích những tổ chức và cá nhân, nhứt là Thủy Tiên, vi phạm nghị định 64 của Chính phủ về cứu trợ. Đặc biệt, có bà Trương thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQVN, công khai khuyên như lịnh: “Thủy Tiên nên giao hết nguồn tiền vận động được cho Mặt trận Tổ Quốc và Hội Chữ thập đỏ theo nghị định 64 của Chính phủ để dư luận khỏi hoài nghi…”. 

 Bất chấp sự đe nẹt của phía Chính phủ, đại biểu Quốc hội chuyên trách và dư luận xã hội đồng thanh lên tiếng ủng hộ việc làm của Thủy Tiên, phê phán những kẻ cơ hội ăn theo nói leo;  phân tích, phê phán nghị định 64 của Chính phũ vi phạm luật Dân sự…  

Trước những lời lẽ đạt lý thấu tình, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kịp nhận ra điều hay lẽ phải. Ngày 23/10/2020, Thủ tướng Phúc nói rằng: Tôi vừa Giao Bộ Tài chính xây dựng Nghị định mới để việc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện bảo đảm hiệu quả, kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc này”. 

Khi Thủ tướng xuống thang, thuộc hạ của ông bị “việt vị rút êm về phần sân nhà”. Riêng bà Trương thị Ngọc Ánh dịu giọng khi trả lời phóng viên báo VnExpress: “Thủ tướng đã chủ trương như thế, từ nay việc làm từ thiện không hạn chế với bất cứ cá nhân, tổ chức nào. Ai cũng có quyền vận động để hỗ trợ những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Nhưng làm thế nào để đồng tiền cứu trợ được sử dụng thiết thực, ý nghĩa. Chúng tôi sẽ suy nghĩ, cân nhắc rất kỹ để cùng Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi theo hướng quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tham gia công việc này nhưng không bó hẹp quyền được làm từ thiện của mọi người”.

Vậy là qua việc tranh cãi, đã vô hiệu hóa được nghị định 64 của Chính phủ - một nghi định giành độc quyền cứu trợ và vi phạm luật Dân sự,  chấp nhận trả quyền vận động cứu trợ cho tổ chức hoặc cá nhân muốn làm từ thiện.

2/ Về phá rừng làm thủy điện còn đang tranh cãi chưa ngã ngũ

Thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ vào ngày 28/10.- Ảnh báo Đại Đoàn Kết

Tại một trong các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất của tỉnh Quảng Nam bởi lũ chồng lũ do thủy điện, chính quyền huyện Nam Giang muốn thủy điện Đak Mi 4 phải bồi thường cho dân (Theo báo Người Lao Động)

Sở dĩ phía tấn công quyết đeo bám, lên án những trường hợp phá rừng làm thủy điện cốt để bên bị tấn công không thể chối tội, phải thừa nhận nguyên nhân những cơn bão lũ khủng khiếp nầy không chỉ do thiên tai mà có cả nhân tai. Buộc họ phải bỏ thói “thất mùa đổ tại thiên tai, được mùa do bỡi thiên tài đảng ta”.

Khi thấy các đệ tử mình núng thế, đuối lý trong tranh luận, cũng như việc cứu trợ nói trên, tại nghị trường Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cương quyết phủ nhận việc phá rừng làm thủy điện là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lũ sâu kéo dài và sạt lở xảy ra khắp nơi, đặc biệt là tại Quảng Nam. Ông Phúc cho rằng: Kết cấu địa chất ở các khu vực xảy ra sạt lở tại Quảng Nam là đất sét nên vũ lượng trên 1.000 mm và kéo dài chừng nửa tháng là nhão. Ngày xưa, rừng già còn nhiều nhưng mưa thối đất thì không kết cấu nào chịu được thành ra người chết không ít. Ông Phúc nói thêm: Qua khảo sátcác khu vực bị sạt lở ở Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế đều còn từ 80% đến 90% thảm thực vật”. Cuối cùng ông Phúc khẳng định chắc nịchSạt lở là do tác hại của thiên nhiên”.

Nói bóng gió cho gọn, dễ hình dung: “Phao cứu sinh” ông Phúc vừa quăng ra, các ông  bộ trưởng có liên quan đang bị truy vấn như: Trần Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Cường, Trần Hồng Hà… liền chộp lấy phao, phóc lên bờ, bài hãi cái miệng. Họ nói những gì, xảo/ngụy biện ra sao…, tôi thấy không cần nêu ra đây thêm nhàm chán, vì nó đầy rẫy trên mạng xã hội và hệ thống truyền thông đại chúng  quốc doanh. 

 Thấy gì trong cuộc tranh luận nầy :

-  Qua bão lũ, chúng ta thấy khá đầy đủ sự điêu ngoa trong bộ máy cầm quyền?

- “lửa cháy nhà mới lòi ra mặt chuột”

- Qua bão lũ miền Trung vỡ tung nhiều điều u tối?- “nhờ chui vào chăn mới biết trong chăn có rận”.

- Đại biểu QH kiêm nhiệm, thực chất họ chỉ là đại diện cho phe nhóm cục bộ. Chỉ có đại biểu QH chuyên nghiệp mới thật sự đại diện cho Dân.  Không phân biệt nam hay nữ, người có tri thức, có khí phách đại diện cho Dân thì họ luôn vì lợi ích cộng đồng, luôn nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, thích ứng với câu: “Dù ai nói ngã nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiền ba chân”.

Đại biểu Quốc hội tình Gia Lai, nữ anh thư Ksor H’Bơ Khăp. Ảnh Gia Hân/ TN

- Tranh luận nẩy lửa tại nghị trường QH kỳ nầy,  các đai biểu nữ thủ vai tiên phuông như: Trần thị Dung (Điện biên), Đinh thị Phương Lan (Quảng Ngãi), Nguyễn thị Xuân (Đăk-Lăk), Vũ thị Lưu Mai (?), Ksor Bơ Khăp (Gia Lai) – Bơ Khăp thủ vai Trưng Trắc – Khi phụ nữ chịu vùng lên – nghị Nữ xử nghị Nam.

- Trừ thiên tai, nhân tai làm thiệt hại phải bồi thường. Chính quyền huyện Nam Giang (Quảng Nam) đã nhận ra và vừa nói lên pháp/đạo lý ấy.

Cuộc tranh cãi về “phá rừng làm thủy điện” chưa ngã ngũ.  Phía Lập pháp và dư luận công chúng quả quyết: “Tai họa bão lũ vừa quan do thiên tai + nhân tai. Chẳng biết có phải do sỉ diện không, phía Hành pháp vẫn khư khư khẳng định: “Tai họa bão lũ vừa rồi chỉ do Thiên tai”- còn chạy tội

Cuộc chiến tuy có đôi phần lắng dịu nhưng vẫn chưa tàn, chiến binh cần phải bám chắc trận địa, phòng ngừa “ngựa quen đường cũ”.  -/-