Phương Nguyên (Lược theo Tuổi trẻ)
(Tin tức thời sự) - Có những việc ta đã và đang
làm không giống ai. Chẳng hạn cách tính GDP địa phương, tính nợ xấu, nợ công,
chuẩn nghèo...
“Bảo bối” vạn năng vẫn là dựa vào sức dân.
Theo
Ngay trong bối cảnh hiện nay, dù là khắc phục khó khăn kinh tế
hay bảo vệ chủ quyền, “bảo bối” vạn năng vẫn là dựa vào sức dân. Rất may là tư
tưởng này ngày nay đã được ghi vào Hiến pháp 2013 với tinh thần mọi người có
quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Thế nhưng để khơi dậy sức sân, ông Khoan cho rằng phải
tháo gỡ, dẹp bỏ những gì cản trở sức dân. Ví dụ ở chỗ này, chỗ kia còn phân
biệt thành phần kinh tế, còn tình trạng độc quyền, thủ tục hành chính phiền hà,
nhũng nhiễu. Thủ tục nộp thuế “ích nước lợi dân” mà như cực hình, mất tới
khoảng 800 giờ/năm, trong khi các nước chỉ dưới 200 giờ thì thử hỏi làm sao dân
giàu nước mạnh được.
Mới đây nghe nói sẽ thu gọn từ 51 ngành nghề cấm đầu tư, kinh
doanh còn 8 ngành nghề. Chủ trương như vậy là tốt rồi. Nhưng chỉ sợ mấy trăm
ngành nghề “có điều kiện” sẽ đẻ ra lắm thủ tục rắc rối...
Thứ hai là câu chuyện về nguồn nhân lực. Vào cuối những năm
1980, tới thăm Nhà máy gang thép Posco, tôi rất ấn tượng với khẩu hiệu của họ
là “tài nguyên có hạn, nhưng trí tuệ con người vô hạn”.
Hàn Quốc đã rất chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực.
Không những về kiến thức mà cả về tố chất, kỹ năng lao động. Lao động cật lực,
kỷ cương, chặt chẽ. Nhờ đó họ đã vươn lên tuyến đầu của nhiều lĩnh vực công
nghệ cao.
Và nữa, họ rất tự trọng, chỉ dùng hàng Hàn Quốc, các biển hiệu
quảng cáo đều dùng tiếng Hàn. Chỉ có đổi mới thật sự một cách toàn diện, cơ bản
sự nghiệp giáo dục mới hi vọng bứt phá lên được.
Thứ ba là việc chọn trúng mô hình, cơ cấu kinh tế phù hợp với
tiềm năng thực của mình, đáp ứng trúng nhu cầu trong và ngoài nước. Bây giờ
nhìn lại thấy ta chưa có một ngành công nghiệp nào thật sự ra tấm ra món: luyện
kim, cơ khí, đóng tàu, ôtô, điện tử... ngành nào cũng có “chiến lược” từ nhiều
năm nay, nhưng kết quả triển khai thế nào đã rõ.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan |
Theo ông Vũ
Khoan , nền kinh tế của ta vẫn gia công là chính. Kinh tế của
ta vẫn là “hàng đóng bao chứ không phải hàng đóng gói”. Gạo, hạt tiêu, cà
phê... ở thứ hạng cao của thế giới nhưng đều đóng “bao to” xuất khẩu, chứ chưa
thành “gói nhỏ” được tinh chế, có thương hiệu, có hàm lượng trí tuệ, công nghệ
cao trong đó.
Thứ tư, chúng ta hội nhập để mở rộng thị trường, tranh thủ đầu
tư nước ngoài, nhưng chưa chuyển hóa ngoại lực thành nội lực thật sự.
"Khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là của
doanh nghiệp FDI. Điều đó không xấu nhưng không thật tốt, giá như FDI 30%,
doanh nghiệp trong nước 70% thì đẹp hơn. Có thể nói chúng ta chưa xây dựng được
một nền kinh tế đứng vững trên đôi chân của mình", ông Vũ Khoan nhận định.
Theo đó ông cho rằng: nếu chúng ta tìm được lời giải cho bốn
vấn đề trên thì đất nước chắc sẽ khởi sắc nhanh.
Về vấn đề lấy nông nghiệp trở thành nền tảng kinh
tế ông Vũ Khoan nói: Trong kết luận của Bộ Chính trị về đề án nông
nghiệp, nông thôn, nông dân có nói rằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn là “nhiệm vụ hàng đầu” trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
"Tôi thấy cách đặt vấn đề như vậy là hợp lý vì nước ta là
nước nông nghiệp. Nông nghiệp là tiềm năng có thật, sờ thấy được, cân đong đo
đếm được. Nhiều nước phát triển trên thế giới đã xây dựng được nền nông nghiệp
hiện đại như một trong những trụ cột cho kinh tế của họ như Hà Lan, Israel,
Thụy Sĩ, Úc, New Zealand...", ông Khoan nói.
Ông cho rằng, không nên quan niệm nông nghiệp chỉ là nơi trú
bão, khi khó khăn, thất nghiệp thì lui về trú ngụ. Chúng ta hoàn toàn có thể đi
lên bằng nông nghiệp, nhưng đó phải là một nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất
lớn, có những sản phẩm thương hiệu tầm cỡ quốc tế.
Chỉ có điều tôi chưa rõ chúng ta sẽ giải bài toán phát triển
nông nghiệp như thế nào khi tỉ trọng đầu tư vào đây cứ giảm dần, ruộng đất bị
thu hẹp dần do bị lấy làm đô thị...
Nhân đây tôi xin bày tỏ nỗi lo về khâu thực hiện. Từ lâu ta
đặt giáo dục, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, song khi thực hiện
lại không hẳn như vậy và kết quả thế nào ta có thể thấy được.
"Có những việc ta đã và đang làm không giống ai. Chẳng
hạn cách tính GDP địa phương, tính nợ xấu, nợ công, chuẩn nghèo... Khi đã hội
nhập rồi thì phải áp dụng chuẩn quốc tế, phấn đấu sánh vai cùng bè bạn năm
châu, chứ không nên hạ chuẩn xuống rồi hài lòng với những gì mình có", nguyên
Phó Thủ tướng lo lắng.