01 avril 2016

Tình hình Trung Quốc gần đây [Cuộc giành giật quyền nắm cây bút của Tập Cận Bình]


 Mộc Mão Điền
       Thứ năm, 31 Tháng 3 2016 05:55 ng kích thước chữ

 
"Hoặc như mấy tháng trước đây cuộc gặp Tập Cận Bình với Mã Anh Cửu được truyền hình trực tiếp, nhưng đài truyền hình TW không phát, sau đó Tập có ý kiến mới phát, nhưng lại phát lúc có hình không có tiếng, lúc có tiếng không có hình. Hoặc cũng trong mấy ngày đang họp hai Hội này, có thư ngỏ của một người tự xưng là đảng viên trung thành đảng CSTQ đề nghị Tập từ chức có tính đe dọa là Tập không từ chức khó bảo đảm an toàn cho cả gia đình  (Thực tế sau Tết mấy ngày, âm mưu ám sát Bành Lệ Viên - vợ Tập bị bãi lộ, hung thủ là người của Tăng Khánh Hồng cài vào đội cảnh vệ đã bị bắt) đưa lên mạng chống Cộng, nhưng mạng “báo chí không biên giới” (Tân văn vô giới) của đảng lại tải lên, gây sốc dư luận. Và rất nhiều sự kiện cụ thể không kể ra đây hết, cũng đủ thấy cuộc chiến giành giật cây bút “quyền tiếng nói” , bề ngoài có vẻ êm ả, nhưng bên trong không giản đơn chút nào, không kém phần quyết liệt, sống mái so với cuộc chiến giành lại cây súng (quân quyền) vừa qua, nhất là đây là giai đoạn có thể nói là then chốt của cuộc chiến giữa Tập và phái Giang."

 



 
Theo lý luận của Trung Cộng, cây súng (quân quyền)và cây bút (quyền tiếng nói) là hai đại pháp bảo để giành chính quyền và củng cố chính quyền của Trung Cộng. Từ rất sớm, trong những năm tháng chiến tranh, Mao đã chỉ ra rằng, cách mạng phải dựa vào hai cây : cây súng và cây bút. Đầu thập kỷ 60 thế kỷ trước, Mao chỉ ra rằng, hễ muốn đánh đổ một chính quyền, chung là trước tiên phải tạo ra dư luận, trước tiên phải làm công tác về mặt ý thức hệ. Giai cấp cách mạng là thế, giai cấp phản cách mạng cũng thế. Lâm Bưu cũng đã từng nói, cây súng cây bút, giành chính quyền là phải dựa vào hai cây này, củng cố chính quyền cũng phải dựa vào hai cây này.

Trong cách mạng văn hóa, Mao Trạch Đông chỉ dựa vào một bài viết “Nã pháo vào Bộ tư lệnh (một tờ báo chữ lớn của tôi)” phát biểu trên Nhân dân nhật báo, Mao lên tiếng trước nên giành được người và đã đánh gục Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình “Bộ Tư lệnh giai cấp tư sản này” xuống đất. Sau đại cách mạng văn hóa, Đặng Tiểu Bình lại lợi dụng Quang minh nhật báo phát động cuộc “Đại thảo luận vấn đề tiêu chuẩn chân lý”, cuối cùng nhờ đó mà lật án “cách mạng văn hóa”, và hạ bệ Hoa Quốc Phong, người cố thủ “hai cái phàm là” (Phàm là quyết định Mao chủ tịch đã quyết, chúng ta phải kiên quyết giữ; Phàm là chỉ thị của Mao chủ tịch chúng ta trước sau đều phải tuân theo). Thời kỳ Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, không chỉ cây súng bị Giang Trạch Dân cài tay chân (Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng) vào trong Quân ủy TW thao túng khổng chế, mà đến cây bút cũng bị người của phái Giang Trạch Dân nắm, dẫn đến trong thời kỳ dài “chính lệnh không phát ra từ Trung Nam hải” (Là nơi cơ quan TW đảng Trung Cộng làm việc ở Bắc Kinh). Giang Trạch Dân lên và giữ vững ngai vàng được lâu dài cũng chính là nhờ gây dựng được hai cây này bằng thủ đoạn thả mồi tham nhũng để tập hợp lực lượng.

Tháng 6/1999, Giang Trạch Dân, để tạo dựng uy quyền cá nhân, bất chấp những ý kiến phản đối, bất chấp luật pháp, tự ý phát động cuộc trấn áp đối với quần chúng tu luyện Chân Thiện Nhẫn theo Pháp luân công, Giang đã thành lập cơ cấu đặc vụ đặc biệt – Tiểu tổ lãnh đạo xử lý vấn đề Pháp luân công (“Văn phòng 610” thành lập ngày 10/6) do Lưu Vân Sơn phụ trách, để chuyên bức hại người tu luyện Pháp luân công, đồng thời đặc lệnh cho nhân viên “610” không cần tuân theo pháp luật, chỉ cần diệt hết Pháp luân công với các thủ đoạn bôi xấu về danh dự, làm suy sụp về kinh tế, tiêu diệt về thể xác là không chỉ được Giang thăng quan tiến chức, mà còn được tự do tham nhũng phát tài. Từ đó Lưu Vân Sơn dựa vào Giang mà leo lên, và Giang dựa vào Lưu Vân Sơn lúc đó, với tư cách là Phó ban tuyên truyền và Chủ nhiệm Văn phòng Văn minh TW thay Giang tiến hành phong trào phê phán, bôi nhọ Pháp luân công rộng khắp. Cũng trong thời gian này, Lưu Vân Sơn còn có công cung cấp tư liệu, hỗ trợ một tác gia người Mỹ (Cô-Ân ?) viết cuốn “Truyện Giang Trạch Dân”. Lưu Vân Sơn từ đây thực sự gắn chặt lợi ích sống còn với Giang, trở thành đệ tử tin cậy thực sự của Giang, xây dựng, điều hành hoạt động hệ thống cây bút của Giang và cũng là của Lưu Vân Sơn.

Tạp chí “Tranh Minh” (Hồng Kông) số tháng 01/2015 đưa tin, sở dĩ Lưu Vân Sơn có thể trở thành một con ngựa đen chui vào Thường vụ Đại hội 18 Trung Cộng, đều là dựa vào thực lực lớn của Giang Trạch Dân đưa lên. Trong bầu cử Ban chấp hành TW Đại Hội 18, Tập Cận Bình được số phiếu cao nhất, Lý Khắc Cường kém Tập 01 phiếu. Lưu Vân Sơn nắm quản ý thức hệ, có số phiếu thấp nhất trong 7 ủy viên thường vụ, ngay như Uông Dương không vào thường vụ, số phiếu vẫn cao hơn Lưu Vân Sơn. Nhưng cuối cùng Lưu Vân Sơn lại vào được tầng quyền lực cao nhất của Trung Cộng một cách kịch tính. Giang đưa Lưu Vân Sơn lên là có kèm theo điều kiện, yêu cầu rõ ràng với Lưu Vân Sơn “hai cái không được” : một là không được đưa tin về bất cứ quan điểm không nhất trí nào, tức là những tạp âm, trong đảng Cộng sản Trung Quốc của Giang; hai là không được đưa tin bất cứ hiện tượng mặt trái nào của xã hội bất lợi đối với phái Giang. Lưu Vân Sơn đã trung thành thực hiện nghiêm túc hai yêu cầu này bằng các thủ đoạn khổng chế toàn phương vị hệ thống báo chí thông tin, thao túng dư luận, tung tin giả, tạo sự đối lập thù hận, chặn giết ngôn luận, tiếng nói người dân, bưng bít sự thật, bôi nhọ Pháp luân công, v.v… trong thời kỳ Giang nắm quyền, đã che giấu mọi tội lỗi của Giang, của phái Giang, trong đó có tội lỗi Lưu Vân Sơn đã gây ra trong thời gian dài.

Đến khi Tập Cận Bình lên, Lưu Vân Sơn vẫn nắm khổng chế “quyền tiếng nói” theo sự chỉ đạo đằng sau của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, không ngừng lợi dụng quyền lực nắm và khổng chế hệ thống tuyên truyền văn hóa trong tay đối chọi với Tập, bóp méo, xiên xẹo những tư tưởng, chủ trương chỉ đạo của Tập Cận Bình, của Lý Khắc Cường, bôi đen bôi đỏ bôi vàng Tập Cận Bình làm cho dư luận trong đảng, trong dân, trong xã hội trong nước cũng như nước ngoài không hiểu rõ Tập Cận Bình là người thế nào (bộ mặt Tập có lúc như quay lại tả khuynh của Mao, có lúc là một nhà độc tài mới, có lúc tưởng là nhà cải cách dân chủ, có lúc tưởng là sẽ là người nối lại Trung Hoa dân quốc … ) bằng những thủ đoạn tinh vi có, thô bạo có, trực diện có, sau lưng có, gián tiếp kiểu “câu pháo cách đồi” có, đánh lẻ có, đánh hội đồng “kiểu cách mạng văn hóa” có, kể cả lợi dụng, mua chuộc, thuê báo chí, trang mạng nước ngoài, coi như toàn phương vị, liên tục không ngưng nghỉ, không bỏ lỡ cơ hội lớn nhỏ nào, bỏ lỡ sự việc lớn nhỏ nào. Ngay như trong mấy ngày đang họp Nhân đại, Chính hiệp, báo cáo của Lý Khắc Cường đưa ra chỉ tiêu tăng chi phí quân sự năm nay chỉ 7,6%  so với năm ngoái, tờ Hoàn cầu bình luận “rất thất vọng, đáng lẽ phải tăng 20 % trong khi tình hình đang căng thẳng với Mỹ ở Biển Đông”. Hoặc khi Tập đưa ra “đánh hổ” “diệt ruồi” thì tờ Hoàn Cầu đưa ra ý kiến ngược lại “chống tham nhũng sẽ hạn chế phát triển kinh tế”, “kinh tế nay đi xuống là do ảnh hưởng của chống tham nhũng”. Hoặc như trước đây, Lý Đông Sinh, thứ trưởng Bộ công an đã tổ chức nghe lén thu thập thông tin riêng tư của nhiều quan chức cấp cao Trung Nam hải cung cấp cho nhà báo nước ngoài viết bài đưa tin mặt trái liên quan gia tộc Ôn Gia Bảo. Sau đó do Lý Đông Sinh gia công chế tác nhằm công kích Hồ, Ôn và Tập và bỏ ra 50 triệu usd để vạch ra một loạt hành động tuyên truyền báo chí lật đổ Hồ, Ôn, Tập. Trong nước dựa vào trang mạng “Baidu”, nước ngoài dựa vào trang mạng “Phớng Pô”. Hoặc thế lực đằng sau tờ “Minh báo” (Hông Kông) là của Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng nắm thao túng, luôn tung ra tin giả khắp thế giới mỗi khi ở Trung Quốc có vấn đề nóng. Hoặc như mấy tháng trước đây cuộc gặp Tập Cận Bình với Mã Anh Cửu được truyền hình trực tiếp, nhưng đài truyền hình TW không phát, sau đó Tập có ý kiến mới phát, nhưng lại phát lúc có hình không có tiếng, lúc có tiếng không có hình. Hoặc cũng trong mấy ngày đang họp hai Hội này, có thư ngỏ của một người tự xưng là đảng viên trung thành đảng CSTQ đề nghị Tập từ chức có tính đe dọa là Tập không từ chức khó bảo đảm an toàn cho cả gia đình  (Thực tế sau Tết mấy ngày, âm mưu ám sát Bành Lệ Viên - vợ Tập bị bãi lộ, hung thủ là người của Tăng Khánh Hồng cài vào đội cảnh vệ đã bị bắt) đưa lên mạng chống Cộng, nhưng mạng “báo chí không biên giới” (Tân văn vô giới) của đảng lại tải lên, gây sốc dư luận. Và rất nhiều sự kiện cụ thể không kể ra đây hết, cũng đủ thấy cuộc chiến giành giật cây bút “quyền tiếng nói” , bề ngoài có vẻ êm ả, nhưng bên trong không giản đơn chút nào, không kém phần quyết liệt, sống mái so với cuộc chiến giành lại cây súng (quân quyền) vừa qua, nhất là đây là giai đoạn có thể nói là then chốt của cuộc chiến giữa Tập và phái Giang.

Diễn biến một số sự kiện nổi bật gần đây :

1) Vấn đề vị trí “hạt nhân Tập Cận Bình”.

Ngày 27/02/2016, công chúng mạng Weixin thuộc Nhân dân nhật báo phát biểu bài viết “Trung Cộng lần đầu đưa ra ‘4 ý thức’ có thâm ý gì ?”. Mấy tháng nay trên báo đảng lần đầu đưa ra “ý thức chính trị, ý thức đại cục, ý thức hạt nhân, ý thức “khán tề” (nhìn thẳng hàng =thống nhất, nhất trí”, nhất là thâm ý hai ý thức sau.

Sở dĩ bài viết nhấn mạnh “ý thức hạt nhân” là vì, một mặt, “cục diện thế giới đang điều chỉnh sâu sắc”, mặt khác “cục diện trong nước đang trong biến đổi sâu sắc” vì thế cần “hạt nhân lãnh đạo có trí tuệ, có đảm đương”. “Hạt nhân lãnh đạo này chính là Tập Cận Bình. Trong 3 năm qua, Tập đã đảm nhiệm nhiều Tổ trưởng Tiểu tổ lãnh đạo, chi phối quyền lực và bố trí nguồn lực hài hòa, hơn nữa đã “tạo dựng lại cục diện chính trị Trung Quốc”. Mức độ khó khăn của việc trị lý và biến đổi Trung Quốc trong mấy năm tới rất lớn, trách nhiệm càng nặng nề hơn, càng đòi hỏi phải có một “hạt nhân”.

 “Ý thức nhìn thẳng hàng - nhất trí với” được nhấn mạnh là từ hai nguyên nhân, một là, “tập trung thống nhất” là gốc rễ của phát triển cầm quyền Trung Cộng là ở chỗ đó, sự chia rẽ, không đoàn kết trong đảng là cội nguồn của ẩn hoạn, nguy cơ chính trị; hai là trị lý Trung Quốc, biến đổi Trung Quốc cần có uy quyền Trung ương, cần có uy quyền đánh đổ tập đoàn lợi ích có ngay trong thể chế”.

Ngày 26/01/2016 cũng đưa ra bài viết từ việc đánh giá 3 năm cầm quyền trị quốc của Tập, nêu lên “năng lực hạt nhân của người lãnh đạo”. Hơn hai tháng qua, người đứng đầu nhiều địa phương, nhiều doanh nghiệp và các tổ chức khác cũng tỏ thái độ hưởng ứng đồng tình với nguyên nhân và sự cần thiết việc xác lập ý thức hạt nhân, tăng cường ý thức nhất trí.

Cũng trong thời gian này Báo Kiểm tra Giám sát kỷ luật Trung Cộng đăng hai bài viết, bài 1 là “‘Tăng cường 4 ý thức’, ‘là biết tại sao’ rất quan trọng” với ý tứ trung tâm là để giải quyết “thách thức cam go” và “rất nhiều vấn đề đang đợi giải quyết” mà Trung Cộng đang đối mặt. Bài 2 là “Băng Dầu lửa, Băng Thư ký đã bị dẹp bỏ, không đứng thẳng hàng với hàng ngũ thì ra khỏi hàng ngũ” với ngụ ý là, lấy quân nhân làm ví dụ, nhấn mạnh ý thức “nhìn thẳng hàng” theo hướng Trung ương, Quân ủy Trung ương Tập. Đối với quan chức chạy sang đường khác trên chiếc cầu độc mộc mà nói, kết cục chỉ có thể là “không đứng thẳng vào hàng, thì ra khỏi hàng !”; hoặc “thân ở Tào tâm ở Hán” như quan chức bề ngoài tỏ ra lo lắng chưa nhìn thẳng hàng. Gọi là “băng Dầu lửa”, “băng Thư ký” đã bị dẹp bỏ, nếu không “nhìn thẳng hàng”, hậu quả thế nào đã rõ.(Về hai băng này đã nêu trong mấy bài đầu trước đây.)

Đằng sau những bài viết trên còn cho thấy :

Một  là, Tập Cận Bình trở thành “hạt nhân” mới, có quan hệ chặt chẽ với vấn đề Trung Quốc sẽ đi tới biến đổi sâu sắc. Đầu tháng 01/2016, bài viết trên Nhân dân nhật báo đề cập đến một thứ trạng thái bình thường “kiểu Tập Cận Bình” đã đến. Đó là “việc trước đây không thể, thì nay luôn phát sinh”, cụ thể thể hiện ở rất nhiều mặt như chống tham nhũng, cải cách, trị quan lại, ngoại giao, kinh tế, quân đội, v.v… Nói cách khác, Tập Cận Bình “không có thông lệ nào không thể phá bỏ, không có truyền thống nào không thể thay đổi.” Hành động 3 năm cầm quyền vừa qua của Tập đã chứng minh điều đó. Năm 2016, động tác “biến” của Tập cũng có thể là khó lường trước của nhiều người.

Hai là, việc đề ra “hạt nhân Tập” và nhấn mạnh “ý thức nhất trí” và yêu cầu quan chức địa phương tỏ thái độ là một giải pháp của giải quyết vấn đề sẽ gặp phải trong quá trình thúc đẩy biển đổi vào chiều sâu của Tập năm 2016, còn sẽ gặp vấn đề chia rẽ, không đoàn kết trong đảng, còn sẽ gặp sự  quấy nhiễu của tập đoàn lợi ích có ngay.

Số tháng Hai/2016 Tạp chí “Tranh minh” (Hồng Kông) đưa tin, trong Thư thăm hỏi các quan chức cấp cao đã nghỉ hưu vào dịp Năm mới 2016 của Tập, đề cập trong 3 năm cầm quyền gặp phải “thách thức đến từ trở lực, can nhiễu, ảnh hưởng và trở ngại do con người bày đặt ra. Vừa có lộ rõ, cũng có ám muội, càng nhiều là “dương phụng âm phản”, là tập trung đến từ trong đảng, từ tầng cao trong đảng.” Nhất là ba khối thế lực phản diện của thế lực tập quán, thế lực vốn có cũ, thế lực lợi ích có ngay can nhiễu cầm quyền mới. Trong đó đều có quan hệ chặt chẽ với gia tộc Giang và các vòng phe phái có lợi ích gắn bó với Giang.

Vì thế, lấy “hạt nhân Tập” thay thế “hạt nhân Giang”, ngoài việc tỏ rõ Tập đã nắm vững quyền lực, đã hình thành thế áp đảo về đấu tranh chống tham nhũng, hai “hổ già” Giang, Tăng đã bị khổng chế ra, còn có công năng cảnh cáo đối với người ngựa của phái Giang, Tăng. Hơn nữa, đưa ra “4 ý thức” cũng là bước dọn đường cho Tập “biến” ở bước tiếp theo sau.

Nhưng việc đưa ra “4 ý thức” này, nhất là “ý thức hạt nhân Tập” có thể coi là một cuộc chiến “hạt nhân” mới giữa Tập với Giang, Tăng và phái Giang, Tăng đang đi vào quyết liệt. “Hạt nhân” không phải là danh vị, mà là vị trí, là quyền lực chính trị.

Trong lý luận xây dựng đảng của các đảng Cộng sản và cả đảng Cộng sản Trung Quốc trước đây không có khái niệm này, mà chỉ dùng khái niệm “đứng đầu”, “thứ nhất” để nói quan hệ giữa người lãnh đạo cao nhất với Ban chấp hành TW. Đến thời Đặng Tiểu Bình, sau sự kiện “64” (ngày 04/6/1989), Đặng nêu lên bất kỳ một tập thể lãnh đạo nào đều cần có một hạt nhân, và truy phong Mao Trạch Đông là hạt nhân thế hệ 1, tự phong là hạt nhân thế hệ 2, ban cho Giang Trach Dân là hạt nhân thế hệ 3. Hồ Cẩm Đào tuy được Đặng Tiểu Bình chỉ định là người lãnh đạo thế hệ 4, nhưng cầm quyền 10 năm mà không được phong là hạt nhân, không chỉ vì Giang áp chế, mà cũng vì Hồ chưa thực sự nắm khổng chế đại quyền đảng chính quân, vấn đề “chính lệnh không phát ra từ Trung Nam hải” ngày càng nghiêm trọng, nhất là về quân quyền. Cũng chính vì vậy mà Giang còn lấy cớ không phải là hạt nhân, (thực ra là mưu kế có tính chính biến quân sự đã nêu trong những bài trước) nên không trao lại quân quyền cho Hồ khi Hồ đã là Tổng Bí thư.

Từ “thuyết hạt nhân” của Đặng Tiểu Bình đưa ra, cho thấy nếu chỉ là “Tổng Bí thư” thôi, thì chỉ là một chức danh, còn gắn thêm “hạt nhân” tức được xác định “vị trí quyền lực” của Tổng Bí thư lên một tầm cao mới, thể hiện tiêu điểm tập trung quyền lực chính trị mạnh nhất, lớn nhất vào Tổng Bí thư, có uy quyền, quyền hạn rất lớn trong quyết đoán các vấn đề quan trọng của đảng, của đất nước. Như Đặng dựa vào uy quyền này đã tự quyết định vụ đàn áp sinh viên “64”, cuộc đánh Việt Nam tháng hai năm 1979. Hoặc Giang Trạch Dân dựa vào địa vị hạt nhân đã tự quyết định chủ trương bức hại pháp luân công, ký hiệp định biên giới với Liên xô trước đây và còn tiếp tục trực tiếp, gián tiếp can thiệp vào công việc chính trường của Hồ trước đây và của Tập hiện nay bằng nhiều thủ đoạn công khai, trực tiếp, ngấm ngầm, gián tiếp về bày ra các vụ âm mưu về chính biến chính trị, chính biến quân sự, ám sát, gây nổ, về chính biến kinh tế (Kim dung, chứng khoán, …) về chính biến văn hóa, dư luận, v.v… nhằm gây mất ổn định về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, gây hoang mang trong dân chúng, tức là bằng mọi thủ đoạn không chỉ để gây khó khăn mà còn hạ thấp kết quả, hạ thấp uy tín của Tập trong 3 năm cầm quyền, để Tập không có đủ các yếu tố trở thành “hạt nhân”. Nếu Tập thực sự trở thành “hạt nhân” thì “hạt nhân Giang” sẽ không còn hoặc không được thừa nhận nữa. Vì vậy, việc xác lập hay bãi bỏ vị trí “hạt nhân” Tập Giang trở thành cuộc chiến quyết liệt trên chính trường Trung Cộng hiện nay. Lực lượng tham chiến hết sức quan trọng có tính quyết định này, chính là lực lượng nắm, thao túng quyền tiếng nói, quyền khổng chế dư luận (cây bút). Nhất là gần đây, có ý kiến cho là đang hình thành “Liên minh chống Tập.” và “Liên minh ủng hộ Tập.”

Theo ý kiến phân tích của các học giả, thì về phương thức hình thành “hạt nhân” của các thế hệ lãnh đạo Trung Cộng là khác nhau.         

Ngô Tộ Lai, một học giả Mỹ cho rằng, “hạt nhân Tập” ngôn ngữ chính trị này gần đây nêu lên, thậm chí coi là sự kiện đầu tiên của năm 2016, như vậy có nghĩa là hạt nhân Giang Trạch Dân đã báo kết thúc, hoặc đã không được thừa nhận. Khi Tập Cận Bình  thực sự được tôn sùng là hạt nhân mới, Tập trở thành người quyết đoán thực sự của Trung Cộng, hy vọng đi con đường chuyển đổi dân chủ.

Vào thượng tuần tháng 01/2016, Hoàng Hưng Quốc, người đứng đầu Trung Cộng Thiên Tân đi đầu đưa ra “nhất trí với” Tập Cận Bình, ủng hộ “hạt nhân Tập Cận Bình”, sau đó một loạt đại quan các địa phương (đến nay đã có 24 địa phương) đi theo tỏ thái độ  ủng hộ “hạt nhân Tập”.

Qua quan sát thấy, “hạt nhân Tập” khác với các hạt nhân trước đây. Hạt nhân Mao là “truy phong”, hạt nhân Đặng là “tự phong”, hạt nhân Giang là “ban trao phong” của một người từ trên xuống. Hơn nữa “hạt nhân” lại chủ yếu làm tăng sự độc đoán chuyên quyền của cá nhân dẫn đến có nhiều quyết đoán sai trái.      

Vị trí “hạt nhân” của Tập khi đã xác lập là thể hiện Tập đã xây dựng quyền uy tuyệt đối. Vậy sau khi trở thành “hạt nhân”, Tập sẽ đi tiếp thế nào ? Liệu có lặp lại tệ độc tài chuyên quyền như người đi trước ? trở thành vấn đề then chốt mà các giới quan tâm.

Đường Thanh Viễn, nhân sĩ bình luận thời sự chính trị cho rằng, vị trí hạt nhân của Tập là do sự ủng hộ tôn sùng của các đại quan địa phương từ dưới lên mà thành, nói lên Tập Cận Bình, ngoài ưu thế có tính áp đảo trong tầng diện trung ương, trong phạm vi thế lực địa phương cũng đã chiếm ưu thế. Đây là đã tạo điều kiện chín mùi cơ bản cho Tập Cận Bình tiến hành chuyển đổi chính trị. Đường Thanh Viễn còn phân tích thêm, từ Đại hội 18 đến nay, Tập cùng tiến hành hai tuyến chống tham nhũng và cải cách, nhưng trở lực trùng trùng, phần nhiều là đến từ sự can nhiễu của phái Giang và cản trở của thể chế Trung Cộng. Hiện tượng “hạt nhân” xuất hiện lần này, có thể tăng thêm lợi dụng để đào thải triệt để Giang Trạch Dân ra khỏi cục diện, từ đó mở đầu cho chuyển đổi chính trị.

Ngô Tộ Lai phân tích, Tập có thể có 3 con đường để đi, nhưng lựa chọn trước tiên nên là đi con đường dân chủ phương tây, trả lại quyền cho dân, từng bước làm cho Trung Quốc quá độ sang chế độ dân chủ hiến chính.

Một nhân sĩ bình luận chính trị hải ngoại quen thuộc, hiểu biết rõ về Tập Cận Bình nhận xét, Tập hiểu sâu sắc cái tắc nghẽn của thể chế Trung Cộng. Tập là người lãnh đạo có viễn kiến và lực quyết định, không để tâm vào những được mất nhất thời, có ý chí đưa Trung Quốc ra khỏi chính trị rừng rậm. Việc chuyển đổi dân chủ hóa Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia khác không thể thuận buồm xuôi gió, cũng sẽ gặp trắc trở, quanh co, nhưng Tập chỉ có lựa chọn dân chủ hóa, mới có tính khả năng xây dựng chế độ công bằng cho quốc gia, mới có thể tìm được thông đạo giải quyết mọi vấn đề.

Mùa thu tới đây, Hội nghị TW 6 Trung Cộng  sẽ  quyết định vấn đề xác lập vị trí “hạt nhân Tập”. Đáng lẽ tại hai Hội vừa qua là dịp tạo thế cho vị trí “hạt nhân Tập”, nhưng không thành, do sự cản phá của phái Giang, Tăng. Trong đó đáng chú ý, là sự phối hợp của Trương Đức Giang với Tăng Khánh Hồng để cho Thi Chi Hồng thư ký Tăng Khánh Hồng trước đây phát biểu ý kiến về “ý thức hạt nhân” với thái độ đối chọi lại “hạt nhân Tập” với lý lẽ là : “ý thức hạt nhân” cũng như “hạt nhân lãnh đạo” trong hệ thống ngôn ngữ của Trung Cộng có tam trùng hàm nghĩa : a) Trung Cộng; b) Ban chấp hành TW Trung Cộng, đặc biệt là Cục chính trị Trung ương và Ban thường vụ Cục chính trị trung ương, Thi còn thông qua cái gọi là Điều lệ đảng để giải thích thêm, cá nhân phục tùng tổ chức, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên; c) Theo Đặng Tiểu Bình “bất kể tập thể lãnh đạo nào đều cần có một hạt nhân”, nên Thi nói “Trong Ban thường vụ Cục chính trị Trung ương, tầng lãnh đạo ‘hạt nhân’ này, cần hình thành một ‘hạt nhân’ trong tập thể lãnh đạo trung ương được mọi người công nhận, nhân dân vừa lòng.”

Hoa Pha, nhà quan sát thời cuộc Bắc Kinh phân tích : “Ý cuối này của Thi là muốn nói “hạt nhân” Tập Cận Bình là bản thân Tập tự  tạo ra, đảng và nhân dân không đồng thuận. Sở dĩ Thi đối chọi lại “hạt nhân Tập” có thể tại hai Hội còn có một số tiếng nói tương tự như Thi. (Đúng thế, tại hai Hội, một phóng viên hỏi Trương Xuân Hiền, ủy viên Cục chính trị, bí thư Tân Cương về “hạt nhân Tập” Ông có ý kiến gì ? Trương Xuân Hiền trả lời “để sau lại nói”, có nghĩa là không đồng tình.)

Hoa Pha phân tích thêm, báo chí lúc này lại để cho Thi Chi Hồng phát ra tiếng nói này có hai khả năng, một là biết rõ thân phận đặc thù của Thi, muốn để Thi mở to miệng hét lên “hạt nhân Tập”, để biểu thị phía đối lập đã qui phục Tập, nhưng Thi không hô vậy, vẫn ý nguyện phản lại, nói lên ý bất mãn. Khả năng thứ hai, báo chí này có người ủng hộ Thi, cố ý để Thi nói lên tiếng nói chọi lại “hạt nhân Tập” tại hai Hội.”

Hoặc như dịp đầu xuân năm Thân vừa rồi, đài truyền hình Trung ương phát tiết mục Vui Xuân năm Thân với nội dung kiểu cách mạng văn hóa, nội dung thực chất là thổi phồng lên việc ca ngợi “hạt nhân Tập” để vẽ lên hình ảnh Tập thích sùng bái cá nhân, một “Mao tả” thứ hai, để rồi hạ sát “hạt nhân Tập”, mà hàng triệu triệu công chúng truyền hình phản cảm phát nôn. Dư luận xã hội coi đó là một “tai nạn văn hóa (văn tai)” hoặc là cuộc “chính biến văn hóa” do phái Giang phát động (Tựa như “cổ tai” - tai nạn thị trường cổ phiếu – chính biến kinh tế mấy tháng trước đây).

2) Vấn đề “báo đảng tính đảng”, “kế tuyệt hộ” và “kế phản tuyệt hộ” của Lưu và Tập.

Trong tiến trình đấu tranh giành “quyền tiếng nói” (Cây bút) giữa Tập và Giang (trực tiếp là Lưu Vân Sơn đứng ra) trong khoảng một tháng nay trở nên quyết liệt, làn sóng nay chưa yên, làn sóng khác tiếp đến, tựa như cuộc chơi bóng bàn, hai bên đổi nhau, bên này tấn công, bên kia đỡ, bên này đỡ bên kia tấn công, chưa đến hồi kết.

Thời gian trước đây, Tập dồn lực cho mặt trận “cây súng” cơ bản đã chiếm lĩnh. Mặt trận “cây bút” tuy có triển khai nhưng chỉ mới vòng ngoài, như từ năm 2014 đã liên tục thay đổi “người đứng đầu” báo đảng Nhân dân nhật báo (ngày 14/4/2014, Dương Chấn Vũ và Lý Bảo Thiện giữ chức Giám đốc và Tổng biên tập báo Nhân dân; tháng 01/2015 Thái Danh Chiếu giữ chức Xã trưởng Tân hoa xã thay Lý Tòng Quân; tháng 4/2015 Giám đốc Đài truyền hình TW cũng thay và do cục phó Nhiếp Chấn Tịch kiêm nhiệm; Cắm Thứ trưởng thường trực Hoàng Khôn Minh  vào Bộ Tuyên truyền.) Dù đã tiến hành một số động tác như vậy, Tập vẫn bị Lưu Vân Sơn, người của Giang và Tăng Khánh Hồng cài trong Thường vụ Cục chính trị, chủ quản hệ thống ý thức hệ và tuyên truyền văn hóa thao túng, hễ có cơ hội là nhúng tay can thiệp quấy phá, như ngay đầu xuân Bính Thân đã gây vụ “chính biến văn hóa” đã nêu ở trên.

Tình hình không thể trì hoãn, bước tiếp theo là phải tiến ngay vào trung tâm của Lưu Vân Sơn, hậu cung của Giang Trạch Dân là Bộ Tuyên truyền. Ngày 27 và 28 /02/2016, Tổ Tuần tra TW do thành viên Tiểu tổ lãnh đạo công tác tuần tra vào tuần tra Bộ Tuyên truyền. Đây là địa bàn Lưu Vân Sơn và Bộ trưởng Tuyên truyền Lưu Kỳ Bảo nắm và thao túng. Tập Cận Bình cũng trực tiếp xuất ngựa, ngay sau khi lễ Tết Bính Thân vừa qua, ngày 19/02/2016 (ngày 12 Tết), Tập đến thăm 3 báo đảng lớn Nhân dân nhật báo, Tân Hoa xã và Đài Truyền hình TW vào buổi sáng, buổi chiều mở cuộc tọa đàm về công tác báo chí và dư luận, coi là mở màn cho tiến vào Bộ Tuyên truyền, vào lô cốt quan trọng cuối cùng của phái Giang, giải quyết dứt điểm “mặt trận cây bút”. Tháp tùng với Tập có Lưu Vân Sơn, Lưu Kỳ Bảo và Hoàng Khôn Minh. Phát biểu ý kiến tại cuộc tọa đàm, Tập yêu cầu báo chí cơ quan Trung Cộng cần nâng cao sức ảnh hưởng quốc tế, đồng thời còn nhấn mạnh, công tác dư luận báo chí là vị trí tiền duyên nhất của đấu tranh ý thức hệ; tuyệt không thể xem thường sức mạnh của dư luận; tin tức báo chí cần tăng cường ý thức “nhất trí với TW”; báo chí nhà nước là trận địa tuyên truyền của đảng và chính phủ, “báo đảng cần tính đảng”.

Sau khi Tập phát biểu “báo đảng cần tính đảng” trên các trang mạng nổi lên nhiều ý kiến khác nhau, đồng tình có, phản cảm có, nghi hoặc có. Như ngay sau đó “Báo Thanh niên” cho rằng lần này Tập để ra “báo đảng tính đảng” cũng giống như ngày 25/12/2015, lần đầu Tập thị sát “Báo giải phóng quân” Trung Cộng, Tập cũng đưa ra “Quân báo tính đảng”. Hoặc tại Hội nghị Bộ trưởng Tuyên truyền Trung Quốc năm 2016 vừa rồi cũng đề ra hướng cơ bản tổng thể của “đảng quản tuyên truyền, đảng quản báo chí” là cùng một hướng tư duy tư tưởng.

Hoặc người bình luận mạng Apolo của báo chí Mỹ nhận xét, từ khi Tập lên nắm quyền đến naycổng tuyên truyền của Lưu Vân Sơn phái Giang khổng chế, vẫn cứ hát ngược điệu với Tập và luôn đào hố bẫy Tập, dốc sức bao gói Tập thành hình tượng “Mao tả”. Lần này, sau khi Tập nắm chặt quân quyền, bắt đầu ra tay vào hệ thống tuyên truyền, từng bước thanh toán toàn diện phái Giang.

Trang “mạng Dân” lại phản ảnh, có dư luận lần thị sát này của Tập coi là Trung Cộng sẽ hạn chế hơn nữa tự do ngôn luận. Xếp hạng tự do báo chí của tổ chức nhà báo không biên giới năm 2015, Trung Quốc sụt một bậc so trước, chỉ xếp thứ 176/180 quốc gia.

Một số trang mạng khác lại cho rằng, nếu nhìn giản đơn bề ngoài của câu nói “báo đảng tính đảng” thì chẳng có gì mới, vì xưa nay đã vậy, nay nói lại, thành ra thừa. Kỳ thực ý đằng sau là Tập muốn nói, Báo đảng lâu nay không còn là báo đảng mà là báo của Giang, của Lưu, mang họ Giang, họ Lưu, nay phải quay về họ Đảng.

Lại có ý kiến của tướng La Vụ (con trai tướng La Thụy Khanh) cho rằng Tập nói “báo đảng tính đảng”, phải chăng tư duy của Tập thụt lùi hơn trước.

Lại có một số bề ngoài tỏ ra ủng hộ mạnh mẽ “báo đảng tính đảng” nhưng kỳ thực là “dương phục âm nghịch”, ngay như Đài truyền hình TW tại hiện trường đón tiếp Tập, đã bố trí một bảng điện tử màu đỏ rực, nét đậm nổi bật câu “ƯƠNG THỊ TÍNH ĐẢNG, TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH, THỈNH NĨN KIỂM DUYỆT” (Đài Truyền hình TW, tuyệt đối trung thành, mời Ngài kiểm duyệt) thể hiện vừa nịnh vừa thách thức. Còn ở Tân Hoa xã, Ông Bồ với cấp phó cục, làm bài thơ tâng bốc Tập với một số câu : “Bài thơ này tôi nung nấu đã lâu/nhanh nhanh xoa rốn bóp ruột/Nó đang chẹn huyết quản và thần kinh tôi/ Nó đang bám theo tiếng chuông lạc đà một dải một con đường/cùng với bánh xe đường sắt trên cao đón luồng gió ấm cuồn cuộn tới/Còn những câu thơ nhảy vờng theo  mạch đập/ Xé tung lồng ngực của tôi/ Tổng Bí thư ơi, bóng lưng Ngài là ánh sáng của tôi/ Bước đi khỏe khoắn Ngài ngẩng đầu nhìn phía trước/Chúng tôi sẽ tiếp tục hô vang/Đi theo tiến trình dài khá giả/Tổng Bí thư ơi, bóng lưng Ngài là ánh sáng của tôi”.

Sau đó bài thơ này truyền rộng khắp trên mạng, với nhiều ý kiến cho là sáo rổng tâng bốc kiểu thời Mao.

Hoặc tại Lễ khai giảng kỳ học mùa Xuân năm học 2016 trường đảng TW đảng Trung Cộng chiều ngày 01/3 vừa rồi, Lưu Vân Sơn chủ trì buổi lễ và phát biểu ý kiến. Lưu không chỉ yêu cầu các quan chức học viên học tập các bài nói của Tập, mà còn nhấn mạnh cần giữ vững “sự nhất trí với Tập Cận Bình”, tăng cường “ý thức hạt nhân”, “làm người trong sạch về chính trị”, còn điểm tên phê phán các quan cao phái Giang ngã ngựa như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, v.v… Qua những ý kiến của Lưu này, nhiều người cứ nghĩ là Lưu Vân Sơn đã thấy rõ xu thế thời cuộc, trở dò, quay về với Tập cắt đứt với Giang. Nhưng theo Vương Côn nhà quan sát thời sự chính trị phân tích thì không phải thế. Trong phát biểu của Lưu, tuy có nói đến “sự nhất trí với Tập”, “ý thức hạt nhân”, nhưng không đề cập đến “hạt nhân Tập”. Hoặc đề cập đến bài học của Chu Vĩnh Khang v,v … ngã ngựa, nhưng không nói đến “tập đoàn chính biến” (trong danh sách  vụ âm mưu chính biến của Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai có tên hai cha con Lưu Vân Sơn và Lưu Lạc Phi). Cho nên bề ngoài Lưu tỏ ra tốt với Tập, nhưng khó bảo đảm là thật lòng, mà chỉ là chiêu quen thuộc “dương phụng âm phản” của Lưu mà thôi.

Ngay sau khi Tập Cận Bình có ý kiến “báo đảng tính đảng”, Nhâm Chí Cường (nhà kinh doanh bất động sản lớn ở Bắc Kinh) liền đưa ra ý kiến nghi ngờ câu nói của Tập với lý lẽ là, “Báo đảng tính đảng”, vậy “tính dân” đâu, hay là báo đảng chỉ là của đảng, vậy phải có “báo dân” để có “tính dân”, tiền bỏ ra cho báo đảng là từ đảng phí chăng ? Chính phủ bao giờ đổi thành Chính phủ đảng ?  Từ đó một làn sóng báo chí nhà nước, một mặt ca ngợi đề cao “báo đảng tính đảng” của Tập đưa ra, mặt khác lấy danh nghĩa bảo vệ “hạt nhân”, bảo vệ “sự lãnh đạo của đảng” tập trung bao vây phê phán, ném đá, công kích, đấu đá dữ dội kiểu cách mạng văn hóa trước đây đối với Nhâm Chí Cường của toàn hệ thống truyền thông báo chí giấy, báo chí điện tử, mạng xã hội liên tục mấy ngày liền, phê phán Nhâm Chí Cường đã đem tính đảng với tính dân đối lập nhau là với dụng ý gì, không thống nhất với tư tưởng chỉ đạo của lãnh đạo đảng, thiếu ý thức tổ chức đảng, là phản đảng. Ngày 28/2 trang mạng của Nhâm Chí Cường bị đóng. Ngày 29/02, đảng ủy Khu Tây thành, Bắc Kinh ra thông báo “sẽ xử lý kỷ luật nghiêm túc Nhâm chí Cường”. Nhưng đến ngày 01/3/2016, sự việc đột nhiên chuyển hướng, trang mạng Ủy ban kỷ luật TW đăng bài viết dẫn ra bài học lịch sử là “liệu có mở rộng đường ngôn luận, tiếp thu được kiến nghị hay không, thường là quyết định sự hưng suy của một triều đại”, kêu gọi cho phép người nói lời sai. Lời đáp trả của trang mạng Ủy ban kỷ luật TW, tuy nhiên là giải vây cho Nhâm Chí Cường, nhưng cũng gián tiếp bày tỏ không đồng ý đối với tình trạng cực tả của báo đảng gần đây. Đằng sau một biểu thái cuồng nhiệt cực tả hóa, bối cảnh tầng cao khá phức tạp trong cuộc tranh đoạt quyền tiếng nói đối với phương châm chính sách lớn của Trung Cộng không thể để rơi vào tay Lưu Vân Sơn.

Đó là diễn biến bề nổi sự việc, còn thực chất diễn biến sự việc là một cuộc đọ trí đọ mưu giữa hai lực lượng Giang (Lưu) ~ Tập (Vương) theo giải thích của trang mạng “Booker Tróc đao = cầm dao” là :

Lưu chuẩn bị ra đòn trước : Ai cũng biết Lưu Vân Sơn tựa như Trương Xuân Kiều (Một nhân vật thời cách mạng văn hóa) lả con người rất thâm kín. Trước mặt ton hót, sau lưng đâm thọc. Lưu luôn cài bẩy, Tập luôn gỡ bẩy. Tay cờ đôi bên khá ngang nhau. Cuối năm 2015, Tập bắt đầu ra tay hạ bệ Lưu Kỳ Bảo bộ trưởng Tuyên truyền, tay chân của Lưu. Bị ép quá, Lưu quyết định chơi lớn, bày ra “kế tuyệt hộ” (hết đường, không còn đường thoát), cần làm một phen quyết định với Tập, cho Tập một cú “thấm đòn”. Nhân cơ hội Tập đi thị sát các báo, Lưu giao cho thuộc hạ cơ quan tuyên truyền văn hóa viết sẵn bài nói đưa cho Tập và Lưu giải thích cho Tập là, báo đảng là của đảng, không thể là của cá nhân, ví như không thể là tính (họ) Lưu, không thể là tính (họ) Giang, nên là (họ) tính đảng, v.v… (Chữ tính ở đây là họ, không phải là tính chất). Còn bố trí Đài truyền hình TW bên dưới tô vẽ ra nhiều trò về vấn đề này. Tập không phải là thần thánh, tất nhiên cũng bị mắc lừa. Vừa nghe giải thích, thì đúng à ! không sai, xem xong, cứ theo bản viết sẵn đó mà đọc. Sau đó, qua theo dõi phản ứng, Tập biết là đã mắc lừa, không kìm được cơn giận !

Đến lượt Tập phản đòn, liền bàn với Vương Kỳ Sơn, tương kế tựu kế, sử dụng ngược lại kế “tuyệt hộ”, ngầm để cho Vương mời đại pháo Nhâm xuất ngựa. Nếu không có Vương Kỳ Sơn đứng đằng sau, cho dù Nhâm Chí Cường là đại pháo, cho anh ta 10 cái sọ não, cũng không dám “trực tiếp” chọi với Tập Cận Bình. Cũng giống như Trump, đại pháo Nhâm trước tiên là thương gia. Thương gia là giỏi tính toán, nếu không là sớm bị thua lỗ sạch. Đại pháo Nhâm và Trump, bề ngoài là thô lỗ, thực chất bên trong là tinh tế, cái gọi là đại trí như ngu là vậy. Lần này Lưu Vân Sơn lại bị lừa rồi. Lưu vừa thấy Đại pháo nổ rồi, coi như trúng kế rồi, lập tức huy động toàn lực hệ thống báo đảng khai hỏa, hầu như tạo thành khí thế của cách mạng văn hóa, đồng thời lệnh cho hệ thống văn hóa tuyên truyền dưới quyền vừa đưa Tập lên mây vừa bao vây kín trang mạng đại pháo Nhâm. Đến lúc này chuyển cục lửa trực tiếp sang phía Tập Cận Bình, chuẩn bị một sợi giây cuối cùng ngoắc vào cổ Tập Cận Bình. Kế “tuyệt hộ” này có thể nói là quá độc. Lần này Trương Xuân Hiền xuất ngựa với ý là phối hợp với Lưu Xuân Sơn, nhân lúc Tập đang bị muôn người chỉ trích, ra tay đẩy mạnh thêm một cú, để cho Tập câm họng không thể mở miệng. Nhìn xem, Tập tựa như đã rơi vào tuyệt cảnh ! không ngờ Tập định thần lại, đột nhiên thắng cương thúc ngựa, đưa ra một câu “ủng hộ lời nói thật, nói thực tình”, 4 lạng nhấc ngàn cân, hóa giải tuyệt cảnh, thu mình rút lui, để Lưu Vân Sơn một mình nằm lại trên sàn đấu.

Người thông minh nhìn là thấy rõ ngay, báo đảng đương nhiên là tính đảng, không sai, không tính đảng thì tính gì. Nhâm đại pháo cũng không sai, điều mà ông ta yêu cầu là “báo đảng là phải vì dân”. Chẳng qua là ông ta không nói đầy đủ : báo đảng tính đảng, đảng vì dân, báo đảng phải vì dân. Đây là điều mà quan chức đảng thường nói đảng Cộng sản là chính đảng vì nhân dân phục vụ. Có phải như vậy không, nhân dân tự có công luận, cho nên, với tư cách là một Chủ tịch đảng, “báo đảng tính đảng của Tập cũng không sai”, “cần ủng hộ nói lời nói thật, nói thực tình” lại càng không sai, hai bên không có điểm nào mâu thuẩn. Những người nói Tập Cận Bình nghiêng ngã tả hữu, nếu không là tự  tát vào mặt mình, nếu không phải là nhìn không hiểu thì là nghe không hiểu. Như thế, Tập không sai, Nhâm không sai, đương nhiên là Lưu Vân Sơn sai rồi. Xẩy ra việc to như thế, gây ra sóng gió lớn như thế, chung là nên có người chịu trách nhiệm chứ ? Lưu trở thành dê tế tội cũng là thuận lý thành chương rồi. Lão Giang muốn bảo vệ cũng không bảo nổi, dân ý khó phản mà. Trương Xuân Hiền với Chu Vĩnh Khang quan hệ mật thiết, Ủy ban Kỷ luật TW vốn đã lệnh cho ông ta phối hợp điều tra, lần này ông ta lại chủ động nhảy ra, đúng là hợp thành một đôi. Đọ nhau của “kế tuyệt hộ” và “kế phản tuyệt hộ” sẽ làm tổn thất hai viên đại tướng của Giang mà kết thúc. (theo Booker Tróc đao = cầm dao).

Liền sau đó, ngày 10/3/2016, Châu Phương, hiện là nhân viên công tác hành chính (trước là phóng viên) của Tân Hoa xã gửi thư công khai đến Nhân đại toàn quốc, Tòa án tối cao, Viện Kiểm sát tối cao Trung Quốc và Ủy ban Kiểm tra kỷ luật TW, ông Châu Phương cho rằng việc bao vây công kích Nhâm Chí Cường tựa như “đại phê phán kiểu đại cách mạng văn hóa” là sự kiện liên quan đến an toàn mạng internét rất lớn, yêu cầu điều tra 8 vấn đề, trọng điểm là tình hình sử dụng kinh phí tuyên truyền, sự kiện bao vây công kích Nhâm Chí Cường của hệ thống tuyên truyền TW Trung Cộng, trách nhiệm hình sự tự do ngôn luận đối với việc phong tỏa mạng của mạng Thiên Long và Baidu. (Hai trang mạng này là của Bắc Kinh.)

3) Sự kiện bức thư ngỏ yêu cầu Tập từ chức.

Sự kiện công kích Nhâm Chí Cường diễn ra trong thời gian ngắn trước kỳ họp Nhân đại và Chính hiệp toàn quốc (hai Hội), nhưng đã có tác động không ngắn, không nhỏ, không hẹp chút nào. Ngay trong khi họp hai Hội, từ Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường đến các đại biểu dự họp, ai nấy đều nghiêm nghị, dè dặt, cẩn trọng trong ánh mắt đến phát ngôn, bày tỏ thái độ, cho đến các nhà báo cũng thấy bất ngờ. Ẩn chứa đằng sau là có phần hoang mang, không biết tin vào đâu, tin ở ai, thì lại xẩy ra sự kiện “Thư ngỏ của một người tự xung là một đảng viên trung thành với đảng yêu cầu Tập Cận Bình từ chức và đe dọa nếu không từ chức, là khó bảo đảm an toàn tính mạng cả gia đình Tập” được truyền cho nhau trong các đại biểu dự họp, càng làm cho không khí hai Hội càng trầm lắng, bất an.

Theo các nguồn tin thì nửa đêm ngày 04/3, (ngày khai mạc hai Hội), mạng “Tân văn vô giới” (Báo chí không biên giới, thuộc cơ quan Tuyên truyền của Khu ủy Khu tự trị Tân Cương là chủ quản cùng Mạng Tuyên truyền Tài Tấn của Bộ tuyên truyền TW  và tập đoàn Alibaba (APP), 3 bên bỏ ra 100 triệu nhân dân tệ  cùng thành lập vào tháng 3 năm 2015) đột nhiên tải bức thư này lên và truyền cho các đại biểu dự hai Hội, đồng thời các mạng thông tin nước ngoài cũng chuyển phát rộng rãi, lại gây lên một làn sóng dư luận nhiều chiều, nhất là những nghi vấn có âm mưu chính trị.

Ngày 09/3 có tin cho biết, mạng “Vô giới”, Tổng biên tập mạng là Hoàng Chí Kiệt, Tổng điều hành mạng là Âu Dương Hồng Lượng là bạn thân thiết của Lý Tu Bình, vợ Trương Xuân Hiền. Trang mạng “Vô giới” của Cơ quan Tuyên truyền cấp ủy Tân Cương, tức công cụ tiếng nói của Bí thư Trương Xuân Hiền, không thể Trương Xuân Hiền không biết nội tình sự việc. Người phụ trách mạng “Vô giới” nói là do tin tặc xâm nhập mạng đưa vào. Các nhà chuyên môn công nghệ tin học kiểm tra trong thời điểm đó mạng “Vô giới” mạng “Tài tấn” và tổng mạng “APP” đều an toàn, không có dấu vết tin tặc xâm nhập. Đến ngày 06/3/2016, Lưu Cương, lãnh tụ phong trào học sinh trong vụ “6.4” năm 1989, phát biểu trên mạng “Booker” rằng, căn cứ  nhiều dấu hiệu liên quan có thể suy đoán một trong tác giả bức thư này là Ôn Vân Siêu, (người mà ngày 09/3/2014 cũng đã mạo danh “người lãnh đạo du lịch liệt sĩ Trung Quốc” tự xưng là bản thân chịu trách nhiệm hoàn toàn về máy bay 370 mất tích và đang giữ hành khách trên máy bay làm con tin, viết bức thư gửi Công ty hàng không Malaysia, chính phủ Malaysia và chính phủ Trung Quốc, yêu cầu Tập Cận Bình trực tiếp đàm phán.). Ôn Vân Siêu nói là nhận được bức thư này từ mạng “Pô-xuyn”. Còn chủ quản và Chủ biên tập mạng “Pôxuyn” là Vĩ Thạch Hòa òaHòa   H    và Sát Sở đều biết bức thư công khai đó là do Ôn Vân Siêu ngụy tạo ra nhằm gây động loạn xã hội, khủng hoảng xã hội Trung Quốc. Tuy vậy đến nay, vẫn chưa xác định được nguồn gốc thực sự của bức thư này, nhưng đương cục Bắc Kinh có khuynh hướng hoài nghi thế lực chính trị đứng đằng sau thao túng. Qua sự kiện bức thư này cho thấy có một cuộc chính biến nhằm vào Tập Cận Bình đang nhen nhóm trên thực tế.       

Đương cục Bắc Kinh rất chú ý sự việc này và hạ lệnh điều tra, nâng cấp mục tiêu điều tra lên tầng cao Trung Cộng hiện nay. Tin gần đây, mạng “Vô giới” có lệnh đóng, nội bộ tập đoàn đã họp đại hội thực hiện lệnh đóng. Một số người bị nghi có liên quan đã bị bắt để điều tra.

Nhân sự kiện này, Tân Tử Lăng, trước khi nghỉ hưu, mang quân hàm Đại tá cấp Sư trưởng, Giàm đốc nhà xuất bản Học viện Quân sự Trung Cộng, ngày 20/3/2016 đã bày tỏ ý kiến trên đài “Tiếng nói hy vọng” hải ngoại là, trong khi họp hai Hội Trung Cộng năm nay, sự kiện mạng Tân văn Vô giới, báo nhà nước Tân Cương “chuyển phát” bức thư công khai chống Tập là do phái Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng bày ra. Ông Lăng cho rằng, căn bản chẳng có cái gọi là “Liên minh chống Tập” nào cả, hiện nay Giang chẳng có ai ủng hộ, những cuộc chính biến trước đây của họ bày ra đều thất bại. Xuất hiện bức thư công khai này chẳng phải ngẫu nhiên, trước đó Giang Tăng đã 3 lần phát động công kích lớn Tập (lần chính biến Chu Vĩnh Khang+Bạc Hy Lai ép Tập hạ bệ; cài binh sĩ năm mai phục trong đội cảnh vệ TW  của Tăng Khánh Hồng để ám sát Tập và lần kế hoạch chính biến của Châu Bản Thuận đã đề cập trong các phần trước) đều thất bại. Nay bày ra hạ sách này, chỉ với mục đích là gây ra một cục diện căng thẳng mà thôi.

Còn theo phân tích của Thạch Đào, chuyên gia vấn đề Trung Quốc cho rằng, hành động “chống Tập” lần này lại xuất hiện từ báo chí văn phòng cấp ủy đảng cơ quan Tuyên truyền Tân Cương, các nhà quan sát cho là cuộc đấu tranh nội bộ Trung Cộng lại nâng lên một cấp độ. Hai từ “thanh toán” trong thư là rất đặc biệt, hàm ý sát khí kiểu cách mạng văn hóa. Lý do yêu cầu Tập từ chức là không sai, vì Tập đã đẩy đảng Cộng sản vào  thế nguy nan, vì Tập chống tham nhũng tất sẽ vong đảng. Cho nên bức thư này thừa nhận đảng Cộng sản đã đến khúc mắt vong đảng, do Tập chống tham nhũng gây ra, nên yêu cầu Tập từ chức để bảo vệ đảng ! Cho nên bức thư này là rất tàn ác. Người viết bức thư này cũng rất tàn ác, nay đã bị đảng thanh toán. Tay súng chết dưới họng súng. Âu Dương Hồng Lượng, Hoàng Chí Kiệt và 4 nhân viên khác của mạng “Tân văn Vô giới” đã bị cảnh sát giải đi, cả trăm nhân viên bị thất nghiệp. Nghe tin, Giả Hà, nhà báo nổi tiếng cũng liên quan vụ này đang bị cảnh sát Bắc Kinh khổng chế. Toàn bộ mạng Tân văn Vô giới đã bị thanh toán. Kỳ thực họ không phải là nhà báo, mà là họng lưỡi tuyên truyền của đảng, mà bức thư này là có quan hệ với người hải ngoại. Người tự nhận là một đảng viên ưu tú đã viết bức thư này, mà lại tải lên mạng chống đảng ở nước ngoài, chỉ sau mấy phút bức thư này lại được mạng “Tân văn vô giới’ của đảng chuyển tải. Như vậy, vị đảng viên ưu tú này là một tay lừa đảo, mạng “Tân văn Vô giới” cũng là tàn ác, vì nó là bảo vệ đảng, nó cũng không thể gọi là nhà báo, hành vi của họ là nối giáo cho giặc. Người chủ sử dụng bức thư này là vừa gian vừa ngốc. Gian là vì anh ta đi khiêu khích, định lợi dụng nó để sinh chuyện. Thực ra bức thư này chẳng liên quan gì mấy đến chuyện đấu đá ở tầng cao Trung Cộng, nội dung bức thư này chỉ mấy cái linh tinh, là bảo vệ đảng.

Sau đó, sự việc này trực tiếp nổ phảo nổ vào đầu Tập, thuận đà nước chảy đẩy thuyền, Tập dẹp luôn toàn bộ hệ thống tuyên truyền, đó mới gọi là thanh toán. Mạng Tân văn vô giới là báo chí tuyên truyền Tân Cương dưới quyền Trương Xuân Hiền. Tại kỳ họp hai Hội Trương Xuân Hiền  trả lời báo chí “để xem, sau hẵng hay” đối với “hạt nhân Tập”, chọi lại Tập nơi công khai, có thể là sự trùng hợp với sự kiện bức thư, mà Hiền có thể không biết trước. Tuy vậy, nó trở thành cái cớ cho Tập lấy tội danh chống đảng, chống trung ương để diệt chết Bộ Tuyên truyền TW.

Kiểu đấu đá này làm cho các giới hải ngoại rất chú ý, như Mỹ hiện đang chú ý xem Tập củng cố quyền lực của mình như thế nào, và cho rằng những việc làm hiện nay của Tập tựa như một kẻ độc tài. Hiện nay không có một dấu hiệu nào tỏ ra Trung Quốc đang đi tới một con đường càng tự do tư tưởng, càng cởi mở. Mà ngược lại, Tập đang soán quyền, khổng chế tư tưởng, thông tin và báo chí. Trong đó có một khái niệm hết sức ngụy dị, báo chí mà hệ thống tuyên truyên Trung Quốc sáng tạo ra, vốn không nên gọi là báo chí, nhưng đài Tiếng nói Hoa kỳ đều coi nó là báo chí và người làm báo. Kỳ thực họ không phải, báo đảng thế này khi họ tham dự vào trong đấu tranh của tầng cao Trung Cộng, là sẽ bị lấy danh nghĩa đảng bóp chết. Tương ứng với cái mà nó mang lại là rất nhiều người sẽ cho rằng Tập là kẻ độc tài. Vì đảng còn tồn tại, mọi cái được chấp hành đều là qui củ của đảng, vô số người bị thương vong trong đấu tranh trong đảng, cho nên nói Tập là kẻ độc tài cũng đúng. Nhưng ở một tầng diện mà ở đó, thể chế có luật pháp không ? Có, còn phải ra tòa nữa. Nhưng tất cả đó đều chỉ là hình thức mà thôi, không phải là qui củ của con người. Chúng ta còn thấy, Tập củng cố quyền lực không phải để làm việc đúng, mà là củng cố quyền lực để duy trì  sinh mệnh của đảng Cộng sản, đồng thời bảo vệ của cải của những tinh anh trong đảng không ngừng tăng lên. Chỉ cần một ngày Tập không tuyên bố giải thể đảng Cộng sản, rất nhiều người sẽ cho rằng Tập đang duy trì sinh mệnh đảng Cộng sản, hơn nữa các chiến hữu trong đảng của Tập sẽ cắn chết Tập bất cứ lúc nào. Tập lấy danh nghĩa đảng, đã diệt sạch đồng sự cao cấp trong đảng, nếu Tập muốn duy trì sinh mệnh của đảng, vậy đảng là ai ? Đảng sẽ cắn chết Tập bất cứ lúc nào.

Theo nguồn tin của Đại Kỷ nguyên ngày 16/3/2016, sự kiện bức thư này liên quan đến “băng Hồ Nam” ở Tân Cương mà lâu nay được coi là địa bàn của Chu Vĩnh Khang, trong thời gian dài bị khổng chế trong tay người ngựa của phái Giang. Tân Cương cũng là một trong ba chân trong kế hoạch chính biến của Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang trước đây. Trương Xuân Hiền do kết duyên với cô Lý Tu Bình phát thanh viên chính của Đài truyền hình TW, dần dần có quan hệ với vòng đảng bạn của Chu Vĩnh Khang ở Đài truyền hình TW. Sau đó Xuân Hiền được Vĩnh Khang ra sức đề xuất, thay Vương Lạc Tuyền nắm quản Tân Cương. Mạng “Tân văn Vô giới ” là do Xuân Hiền chỉ thị thành lập, do thư ký của Xuân Hiền phụ trách liên hệ. Còn Trưởng ban Ban Tuyên truyền khu ủy Khu tự trị Tân Cương là Lý Học Quân, cùng với Trương Xuân Hiền, Tưởng Kiến Quốc, Thứ trưởng bộ Tuyên truyền TW đều thuộc “băng Hồ Nam”.

Trương Xuân Hiền, từ tháng 12/2005 ~ tháng 4/2010 là Bí thư tỉnh ủy Hồ Nam;

Tưởng Kiến Quốc, người Đào Giang – Hồ Nam, là bạn học cùng lớp nghiên cứu sinh  tại Đại học Hồ Nam từ năm 1994 ~ 1996 với Lệnh Kế Hoạch đã ngã ngựa;

Tưởng Kiến Quốc từ năm 2004 ~ 2008 là Trưởng ban Ban tuyên truyền tỉnh ủy Hồ Nam, đã có quan hệ thân thiết với Trương Xuân Hiền, sau đó điều lên làm Phó Tổng giám đốc nhà xuất bản báo chí Bắc Kinh, rồi lên Phó Tổng cục, Thứ trưởng Bộ tuyên truyền TW, Chủ nhiệm Văn phòng đối ngoại TW, Chủ nhiệm Văn phòng báo chí Quốc vụ viện vào tháng 01/2015. Vài năm gần đây, Tưởng Kiến Quốc đề ra và thực hiện hình thức “công khai nhận tội trên TV” kiểu đấu tố thời cách mạng văn hóa đối với người phạm tội, bị dư luân phê phán. Hoặc Tưởng Kiến Quốc chỉ đạo chương trình liên hoan Xuân Bính Thân vừa rồi kiểu cách mạng văn hóa để bôi đen vợ chồng Tập Cận Bình.

Châu Bản Thuận cũng là người Hồ Nam. Hồ Nam được coi là một ổ trọng điểm  của phái Giang. Ngày 13/3 vừa rồi có tin nói, Trương Xuân Hiền trong khi đang dự họp hai Hội suốt đêm triệu tập thư ký và Lý Học Quân Trưởng ban Tuyên truyền khẩn trường bàn bạc, bố trí thu thập dư luận, khổng chế ảnh hưởng trong phạm vi hẹp nhất. Tình hình này cơ quan có trách nhiệm đã báo cáo Văn phòng Tập Cận Bình.

4) Phương án cải cách hệ thống công tác tuyên truyền.

Cũng trong thời gian này, có số người (Châu Phương công tác ở Tân Hoa xã, Uông Triệu Quân) gửi thư ngỏ đến Tập Cận Bình, kiến nghị phải hạ bệ ngay Lưu Vân Sơn, ngoài Giang Trạch Dân ra, đồng thời giải tán Bộ Tuyên truyền TW.

Trong sự kiện phê phán Nhâm Chí Cường vừa qua liên quan đến nhiều cơ quan Trung Cộng, bên ngoài hình dung là “trạng thái hỗn chiến” và đề cập đến hai cơ quan là Bộ Tuyên truyền và Văn phòng mạng thông tin TW với hai quan chức là Lưu Vân Sơn và Tưởng Kiến Quốc.

Vai trò Lưu Vân Sơn rất lớn, chỉ sau Tập Cận Bình, là Thường vụ Cục chính trị, Bí thư thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ban chỉ đạo xây dựng văn minh tinh thần TW, Hiệu trưởng trường đảng TW, chủ quản công tác tuyên truyền và tổ chức, trở thành hiện tượng hiếm thấy trong lịch sử Trung Cộng.

Lưu Vân Sơn là người của Giang, để bảo đảm quyền vị bản thân và an toàn về sau, luôn chỉ đạo hệ thống tuyên truyền bôi đen Tập, cài người ngựa Bộ Tuyên truyền vào mọi nơi, như cài Tưởng Kiến Quốc vào Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền để chọi lại sau khi Tập bố trí Hoàng Khôn Minh làm Thứ trưởng thường trực Bộ Tuyên truyền. Hoàng Khôn Minh bị Tưởng Kiến Quốc và Bộ trưởng Lưu Kỳ Bảo khổng chế.

Tình hình cụ thể như vậy, nên một số người kiến nghị phải giải tán ngay Bộ Tuyên truyền, mới có điều kiện hạ bệ Lưu Vân Sơn, Tập mới thực sự có điều kiện nắm lấy quyền tiếng nói (cây bút.)

Cũng cần hiểu rõ lai lịch cái tên Bộ Tuyên Truyền mà Trung Cộng sử dụng lâu nay.

Sau Đại hội Trung Cộng lần I năm 1921, dưới sự chỉ đạo giúp đỡ trực tiếp của Quốc tế cộng sản, mô phỏng theo Bộ Cổ động tuyên truyền TW Xô Cộng mà thành lập “Cục tuyên truyền TW”. Tháng 5/1924, chính thức thành lập Bộ Tuyên truyền TW, về sau trong thời gian cách mạng văn hóa xóa bỏ. Tháng 10 năm 1977, Trung Cộng khôi phục lại Bộ Tuyên truyền, với cơ cấu làm việc có 1 phòng 5 cục : Văn phòng, Cục lý luận, Cục Tuyên giáo, Cục văn hóa nghệ thuật, cục Báo chí, Cục xuất bản. Công cụ của công tác tuyên truyền bao gồm mạng tuyên truyền, báo giấy, tập san, xuất bản, kịch, điện ảnh, mỹ thuật, âm nhạc, truyền thanh, trường học, v.v…

Từ “tuyên truyền” trong tiếng Anh là propaganda là với nghĩa tẩy não, lừa gạt, là một từ có nghĩa xấu. Chỉ có trong từ điển của Phát xít và đảng Cộng sản, từ “tuyên truyền” mới mang ý nghĩa đẹp đẽ. Tìm kiếm trong hệ thống chính trị từ cổ chí kim, cũng chỉ trong hệ thống chính quyền Phát xít và đảng Cộng sản, mới có chỗ đứng cho “Bộ Tuyên truyền”. Trên thế giới ngoài các nước cộng sản ra, không nước nào có cái Bộ gọi là Bộ Tuyên truyền. Trung Cộng sau “cải cách mở cửa”, xuất phát từ nhu cầu bảo vệ hình ảnh quốc tế của mình, đưa từ tiếng Anh của Bộ Tuyên truyền đổi thành “Bộ thông tin công cộng” (Publicity Department), nhưng tính chất của nó không hề thay đổi.

Sự tồn tại của chính quyền Trung Cộng là dựa vào bạo lực và hoang ngôn (lời nói hoang dã, không chuẩn). Hoang ngôn được thể hiện chủ yếu ở khổng chế chặt đối với báo chí tuyên truyền, gây sức ép toàn lực đối với tự do ngôn luận, tự do báo chí. Trung Cộng thông qua họng lưỡi báo chí khổng chế để chế tạo ra hoang ngôn tẩy não đối với dân chúng, cuối cùng khổng chế tư tưởng dân chúng. Tất cả những thứ này chủ yếu là thông qua Bộ Tuyên truyền để hoàn thành. Bộ Tuyên truyền với tư cách là cơ cấu trực thuộc trung ương Trung Cộng, là cơ cấu chuyên môn của Trung Cộng khổng chế đối với báo chí và tinh thần toàn dân. Mấy chục năm nay, Trung Cộng vẫn coi việc khổng chế hoàn toàn lĩnh vực ý thức hệ là việc lớn hàng đầu quan hệ đến sống còn của Trung Cộng. Trung Cộng thông qua Bộ Tuyên truyền TW nắm và khổng chế định hướng dư luận toàn Trung Quốc, quán triệt truyền đạt ý chí của  “đảng”, thông qua bộ máy tuyên truyền nhà nước, tiến hành tuyên truyền tẩy não lặp đi lặp lại nhiều lần đối với dân chúng, đưa tư tưởng toàn dân thống nhất với ý đồ của trung ương Trung Cộng.

Trên 2.000 tờ báo giấy, gần 10.000 loại tập san, trên 1.000 đài phát thanh và đài truyền hình, với trên cả triệu trang mạng, đều do Bộ Tuyên truyền  TW và cơ quan Tuyên truyền các cấp phụ trách quản lý. Để tăng cường khổng chế đối với truyền thông, Bộ Tuyên truyền TW  thiết lập Tiểu tổ điều hòa phối hợp bình duyệt tin tức, giám sát khổng chế chiều hướng biến động của báo chí truyền thông chủ yếu của trung ương và địa phương, và định kỳ báo cáo lên cấp trên. Từ trung ương đến địa phương, cơ quan Tuyên truyền các cấp hoặc Cục báo chí mời sử dụng lượng lớn “nhân viên đọc duyệt tin tức”, chuyên phụ trách giám sát khổng chế “vấn đề chính trị” của các bài viết, các chế phẩm tiếng và hình ảnh trên báo và truyền thông.

Mọi người đều biết Bộ Tuyên truyền TW không có ý chí riêng của mình, mà lấy ý chí của trung ương làm ý chí của mình, lấy sự sống còn của tập đoàn Trung Cộng làm mục tiêu, lấy lợi ích của đảng Cộng sản làm lợi ích căn bản. Công việc của Bộ Tuyên truyền, nói giản đơn là một mặt bao vây bóp chết sự thật, mặt khác chế tạo hư giả thay thế sự thật. Đồng thời, Bộ Tuyên truyền TW dốc hết lực chế tạo ra một loại “sự thật khác”, tạo ra được cảm giác thỏa mãn ảo tưởng và cảm giác an toàn của dân chúng để duy trì sự ổn định của Trung Cộng. Tuyên truyền phủ khắp mọi nơi văn hóa đảng giả tạo, hầu như cách ly toàn diện hiện thực chân thực của dân chúng và Trung Quốc.

Mấy năm gần đây, hệ thống bộ máy tuyên truyền không hề yếu đi, mà càng trở thành một “vương quốc độc lập” đầy quyền lực. Bộ Tuyên truyền không ngừng đào hố gây bẫy Tập, lúc thì tuyên truyền “kiểu cách mạng văn hóa” về hình ảnh Tập là một kẻ độc tài, tả khuynh, thích sùng bái cá nhân, đang quay lại thời đại Mao; lúc thì đưa tin giả, nhằm ly gián giữa Tập với Vương Kỳ Sơn, Tập với Lý Khắc Cường và một số nhân vật khác; lúc thì với danh nghĩa bảo vệ đảng, siết chặt hệ thống báo chí, mạng internet và với nhiều kế hiểm ra đòn dồn dập khác, với quyết tâm của phái Giang, Tăng mà đại diện là Lưu Vân Sơn là mặc dù bằng bạo lực, vũ khí cứng vừa qua chưa hạ được Tập, thì nay sẽ bằng vũ khí mềm – hệ thống tuyên truyền sâu rộng nắm trong tay, nhất định hạ bằng được Tập phải đổ gục dưới “con dao mềm”  này.

Tập cũng đã nhìn rõ tình thế này, đã đôi lần nêu lên quyết tâm chỉnh cải lớn đối với Bộ Tuyên truyền. Nhưng chỉnh cải bằng cách nào, không dễ. Nói chỉnh cải, không chỉ dừng ở chỉnh cải cơ cấu tổ chức, thay đổi chức năng tổ chức, mà còn là quyết định ở bố trí con người. Lưu Vân Sơn không chỉ nắm quản lĩnh vực Tuyên truyền, Tư tưởng, mà còn nắm quản lĩnh vực Tổ chức cán bộ, vấn đề thay đổi nhân sự của hệ thống tuyên truyền cũng như cho Đại hội 19 tới  không thể qua mặt Lưu Vân Sơn. Đây là bài toán khó cụ thể đang đặt ra cho Tập hiện nay. Có thể nói đây là giai đoạn quyết chiến sống mái giữa Tập và phái Giang, Tăng, Lưu trong cuộc chiến giành giật quyền tiếng nói, quyền nắm cây bút.

Nhiều học giả, nhà phân tích cho rằng, chỉ có khi Tập tuyên bố giải tán đảng Cộng sản, đi con đường dân chủ, thì mới thắng được  trong cuộc chiến này. Còn nếu vẫn đi con đường chủ nghĩa Cộng sản, thì vẫn cần phải có Bộ tuyên truyền (dù có thay tên đổi họ, vì đảng Cộng sản không thể không có Bộ Tuyên truyền, hay nói cách khác, không có Bộ Tuyên truyền, thì không còn là đảng Cộng sản), và như vậy Tập không thể thắng trong cuộc chiến này. Đó cũng là sự lựa chọn thực chất nhất, căn bản nhất đang đặt ra trước mắt cho Tập Cận Bình./.

      (Nguồn : Tổng hợp từ mạng chính thống và phi chính thống ở Trung Quốc từ năm 2015 đến nay, chỉ để tham khảo.)