QUỐC TOẢN (LƯỢC
GHI)
Tiến sĩ
Lê Đăng Doanh: "Trịnh Xuân Thanh bỗng dưng được người ta cho mượn một
chiếc xe Lexus “xịn” rồi gắn biển xanh, đi lại trong một thời gian dài mà không
bị phát hiện.
Chuyện quan chức ăn nhậu không được sử dụng công quỹ
trong việc nhậu nhẹt, nhưng kết thúc buổi liên hoan thì gọi doanh nghiệp tới
trả tiền.
Ở nhiều nước phương tây, họ không tồn tại kiểu làm ăn
như thế này.
Một vị Đại sứ ở Bắc Âu kể với tôi rằng, ông ta thường
nhận được lời mời của một vị lãnh đạo doanh nghiệp bia tại Việt Nam về những
chuyến nghỉ dưỡng với đãi ngộ hoành tráng.
Tuy nhiên, vị Đại sứ kiên quyết từ chối vì nếu nhận lời
hoặc bị phát hiện, ông ta sẽ bị cách chức."
GDVN: Tiến sĩ
Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh
tế Trung ương cho rằng cần xem xét bổ sung quy định tặng quà tết, chúc tết
đối với doanh nghiệp nhằm hạn chế tiêu cực có thể phát sinh trong quản lý
nhà nước.
Phóng viên Báo điện
tử Giáo dục Việt Nam lược ghi ý kiến, quan điểm của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh xung
quanh vấn đề này.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh (ảnh: Hoàng Lực/giaoduc.net.vn). |
Cứ vào dịp cận tết lại rộ lên hiện tượng xe của các
địa phương nườm nượp đổ về Hà Nội chúc tết các lãnh đạo cơ quan công vụ.
Trong số này có nhiều xe của quan chức, nhưng một phần
rất lớn là xe của doanh nghiệp.
Đây là vấn đề khá nhức nhối, bởi lẽ bên cạnh việc
người ta chúc tết, thăm hỏi nhau vì tình cảm, thì không loại trừ có chuyện
"đi đêm", hối lộ quan chức để tạo mối quan hệ làm ăn hoặc xin xỏ.
Việc “đi đêm” vào những dịp này chính là biểu hiện của
"chủ nghĩa tư bản thân hữu".
Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp và những người
có quyền lực kết hợp với nhau, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong tiếp cận các
dự án của nhà nước đồng thời có thể tác động đến quá trình ban hành chính sách,
quyết định.
Những quyết định
dựa trên mối quan hệ thân hữu, không
|
có sự cạnh tranh, không công khai, minh bạch trong làm
ăn kinh tế đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn không chân chính có đất
sống, thao túng nên kinh tế, thị trường.
Trong khi đó, các doanh nghiệp làm ăn chân chính sẽ
thì chịu nhiều thiệt thòi.
Trong đời sống, tồn tại hàng loạt sự việc thể hiện rõ
dấu hiệu của "chủ nghĩa tư bản thân hữu". Ví dụ, một Tập đoàn kinh tế
tặng cho "bồ nhí" của một lãnh đạo cấp tỉnh biệt thự triệu USD.
Trịnh Xuân Thanh bỗng dưng được người ta cho mượn một
chiếc xe Lexus “xịn” rồi gắn biển xanh, đi lại trong một thời gian dài mà không
bị phát hiện.
Chuyện quan chức ăn nhậu không được sử dụng công quỹ
trong việc nhậu nhẹt, nhưng kết thúc buổi liên hoan thì gọi doanh nghiệp tới
trả tiền.
Ở nhiều nước phương tây, họ không tồn tại kiểu làm ăn
như thế này.
Một vị Đại sứ ở Bắc Âu kể với tôi rằng, ông ta thường
nhận được lời mời của một vị lãnh đạo doanh nghiệp bia tại Việt Nam về những
chuyến nghỉ dưỡng với đãi ngộ hoành tráng.
Tuy nhiên, vị Đại sứ kiên quyết từ chối vì nếu nhận lời
hoặc bị phát hiện, ông ta sẽ bị cách chức.
Điều đó để thấy rằng trong môi trường cạnh tranh quốc
tế hết sức công khai, minh bạch, việc người ta sử dụng quan hệ thân hữu trong
làm ăn kinh tế sẽ trở thành thứ "động lực phản tác dụng".
Thứ “động lực phản tác dụng” này khiến người ta không
hoặc ít quan tâm vào việc đầu tư khoa học, công nghệ để phát triển, mà họ chỉ
chú trọng vào việc “đi đêm” để xin xỏ, tạo mối quan hệ trong việc làm ăn, đặc
biệt trong các dịp lễ tết.
Trong khi một số cán bộ không gương mẫu thì “nhắm
mắt”, gây sức ép (đấu thầu) với các doanh nghiệp khác để nhằm thỏa mãn lợi ích
nhóm.
Vì vậy nên mới có chuyện một số dự án đường cao tốc
BOT giá… trên trời. Bởi một phần số tiền trên dùng để chạy chọt, đút lót…
Nếu so sánh với nước Mỹ thì chi phí xây dựng đường của
Việt Nam cao gấp 3 lần họ.
Nên nhớ, một trong những nguyên tắc khi tham gia Hiệp
định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP mà Việt Nam ký với nhiều nước có điều
khoản về công khai minh bạch, các doanh nghiệp không được đút lót, tham nhũng…
Do đó, tôi rất hoan nghênh chỉ đạo đúng đắn Thủ tướng
khi ông đề nghị tất cả hệ thống hành chính không chúc tết lãnh đạo, không biếu
xén, không phong bao, phong bì. Yêu cầu không chúc tết Thủ tướng, lãnh đạo
Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành”.
Đây cũng được coi là động thái để chấn chỉnh lại nền hành
chính công vụ.
Tuy nhiên, trong các hoạt động kinh tế nói chung vẫn
còn tồn tại cơ chế xin – cho, “đi đêm” cần được tháo gỡ, khắc phục xử lý.
Do vậy, nhân việc Thủ tướng có chỉ đạo không tặng quà,
biếu quà tết, tôi nghĩ chúng ta cần xem xét và có quy định bổ sung thêm về việc
nghiêm cấm việc doanh nghiệp đi chúc tết, tặng quà lãnh đạo các cơ quan công
vụ… để hạn chế tiêu cực dễ phát sinh trong quản lý, minh bạch thị trường và nền
kinh tế.
Song song đó, tiến tới xóa bỏ quan hệ thân hữu, trừng
phạt những người vi phạm pháp luật khi sử dụng quyền lực để đạt được lợi ích
nhóm.
QUỐC
TOẢN (LƯỢC GHI)