của các cá
nhân và tổ chức quan tâm đến vận mệnh của đất nước
Sự việc và
Nhận định
Vào hai ngày
2/1/2018 và 3/1/2018 Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Nông đã xét xử sơ thẩm vụ án nổ
súng làm 16 người thương vong xảy ra vào ngày 23/10/2016 tại tiểu khu 1535, xã
Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông liên quan đến Công ty TNHH Thương mại
và Đầu tư Long Sơn.
Được biết sự
kiện bi thảm xảy ra do nông dân mất đất vô cùng bức xúc trước hành động của
đoàn cưỡng chế đất do Công ty Long Sơn phái đến san ủi khu đất đang tranh chấp nhiều
năm trước đó.
Địa chỉ
chính thức nhận chữ ký vào Tuyên bố Daknong:
tuyenbodaknongin@gmail.com
tuyenbodaknongin@gmail.com
Đây là vụ án
mà dư luận đặc biệt quan tâm kể từ sau vụ án Đoàn Văn Vươn nổi tiếng vào năm
2012. Rất nhiều người dân địa phương đã sát cánh cùng thân nhân của các bị cáo
đến theo dõi phiên tòa sơ thẩm diễn ra trong hai ngày đầu năm mới.
Phiên tòa đã
kết thúc vội vã vào chiều ngày 3/1/2018 với kết quả gây phẫn nộ lớn trong công
luận nói chung và người dân địa phương có quyền lợi liên quan đến vụ án nói
riêng. Ông Đặng Văn Hiến, 47 tuổi, bị tuyên án tử hình, còn các nông dân khác
tham gia vào vụ nổ súng đều bị tuyên án nặng từ 9 tháng đến 20 năm tù giam.
Khi được nói
lời sau cùng, ông Ninh Viết Bình, 35 tuổi, người bị tuyên án 20 năm tù, đã nói
trong nước mắt rằng “nếu không có Công ty Long Sơn thì Chappie hôm nay các bị
cáo đã không có mặt tại tòa và đã không gây ra tội lỗi.”
Nói các
khác, dư luận theo dõi vụ xử án đều cùng chung nhận định rằng hành động của các
bị cáo, đặc biệt ông Đặng Văn Hiến, đều xuất phát từ tâm lý phẫn uất do bị dồn
đến đường cùng, và việc sử dụng súng để chống trả là việc làm bất đắc dĩ trước
hành vi trái pháp luật ngay trước đó của những người bị hại.
Tuyên bố
Trước sự
kiện bi thảm nói trên và bản án nặng nề dành cho các nông dân mất đất, chúng
tôi đồng lòng đưa ra tuyên bố như sau:
Thứ nhất,
bản án sơ thẩm dành cho ông Đặng Văn Hiến là sự phỉ báng công lý, vì tội danh
“giết người” hoàn toàn không phù hợp với diễn biến vụ án cũng như hành vi của
các bị cáo, và hội đồng xét xử đã không xem xét thấu đáo, hợp tình hợp lý mọi
tình tiết của vụ án, đặc biệt là hành động tự vệ trong trạng thái tinh thần bị
kích động của các nông dân mất đất trước sự tấn công và cướp phá tài sản ngang
ngược, bất chấp pháp luật của đoàn cưỡng chế đất do Công ty Long Sơn phái đến.
Không ai cổ vũ cho giải pháp bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, nhưng rõ ràng tòa
án đã không phân tích đầy đủ nguyên nhân và điều kiện phạm tội của các bị cáo
trước khi tuyên án.
Thứ hai, sau
hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng gây hậu quả nghiêm trọng, ông Đặng Văn
Hiến đã trở về đầu thú với mong ước hưởng sự khoan hồng của pháp luật, mà lẽ ra
ông đương nhiên có quyền hưởng theo các quy định pháp lý hiện hành, bởi vì đầu
thú là tình tiết giảm nhẹ hình phạt mà hội đồng xét xử nên cân nhắc khi lượng
hình. Tuy nhiên giờ đây ông Hiến lại trở thành nạn nhân của sự đui mù công lý
và phải chịu hình phạt tử hình nặng nhất trong khung hình phạt.
Thứ ba,
chính quyền tỉnh Đắk Nông và huyện Tuy Đức rõ ràng hoàn toàn tắc trách trong
việc giải quyết dứt khoát tranh chấp đất kéo dài tại địa phương, khiến người
dân không an cư lạc nghiệp; điều đó vừa thể hiện thái độ xem thường nguyện vọng
chính đáng của nhân dân, vừa phần nào đó góp phần gây nên hậu quả nghiêm trọng
đáng tiếc nói trên.
Thứ tư, luật
pháp và các cơ quan thực thi pháp luật lẽ ra phải bảo vệ công dân, bảo vệ quyền
lợi và tài sản hợp pháp của họ, thì nay lại mặc nhiên trở thành và được sử dụng
như công cụ đắc lực cho các nhóm lợi ích cướp đất của dân một cách trắng trợn.
Ai đã cho phép Công ty Long Sơn tự lập đoàn cưỡng chế đất với quyền sử dụng vũ
khí và quyền tấn công dân địa phương, nói cách khác ai đã trao thẩm quyền thực
thi pháp luật cho một công ty tư nhân như vậy? Câu hỏi này dứt khoát phải được
làm rõ.
Thứ năm,
nguồn gốc chính của sự kiện bi thảm tại tiểu khu 1535, xã Quảng Trực, huyện Tuy
Đức, tỉnh Đắk Nông suy cho cùng là ở quan niệm và quy định pháp lý về chế độ sở
hữu toàn dân đối với đất đai, bởi nó mặc nhiên trao cho các chính quyền địa
phương một quyền lực nguy hiểm là tước đoạt đất của người dân để trao cho các
nhóm lợi ích vốn thừa và sẵn sàng sử dụng tiền bạc trục lợi bằng cách hối mại
quyền thế.
Thứ sáu, xã
hội chắc chắn sẽ bất ổn và rối loạn khi người dân không còn đặt niềm tin vào
pháp luật và các cơ quan thực thi pháp luật, bởi lúc đó họ sẽ tự ban phát công
lý cho chính mình với hậu quả là xung đột xã hội sẽ gia tăng. Bản án tử hình
nặng nề trong vụ án này hoàn toàn không giúp ngăn chặn tình trạng phản kháng
của nông dân mất đất trong tương lai, mà ngược lại càng khiến người dân phẫn nộ
vì công lý chẳng những không được thực thi, mà còn bị nhạo báng bởi những kẻ
cầm cán cân công lý sai lệch.
Yêu cầu
Vì những lẽ
nêu trên, chúng tôi yêu cầu nhà nước phải nghiêm túc xem xét lại vụ án và bản
án này. Điều mà chúng tôi, trong tư cách là công dân Việt Nam, cần và đòi hỏi ở
một nhà nước của dân, do dân và vì dân là CÔNG LÝ.
Lập vào ngày
8 tháng 1 năm 2018
Địa chỉ
chính thức nhận chữ ký vào Tuyên bố Daknong:
tuyenbodaknongin@gmail.com
tuyenbodaknongin@gmail.com