17 avril 2021

Phát âm sai không ai gọi là phương ngữ


Thiện Tùng

14/4/2021

 

Phát âm sai hay nói ngọng cũng là căn bịnh, nếu không cố sửa nó sẽ trở thành bịnh mãn tính. Phát âm sai không chịu sữa còn ngụy biện, cho đó là phương ngữ. 

 

Thủ tướng Phúc nổ giọng Quảng lại bị khẩu trang cản nên rất khó nghe - Ảnh minh họa


Phương ngữ là ngôn ngữ địa phương, xuất hiện ở mỗi vùng miền, phải được tôn trọng. Ở Việt Nam: miền Bắc gọi bố mẹ…; Ở miền Trung gọi bu mệ…; Ở miền Nam gọi cha mẹ… Hay chẳng hạn: ở miền Bác gọi trái dứa, cái bát; miền Nam gọi trái khớm, cái chén…


Phát âm sai hay nói ngọng ở mỗi miền Việt Nam cũng khác nhau, phải cãi sửa để cho tiếng Việt được rõ ràng, trong sáng. Qua thực tế cho thấy:

 

Ở miền Bắc (đầu tổ quốc) thường  phát âm sai chữ đầu: TR thành CH;  S thành X, thường lẫn lộn giữa LN… Chẳng hạn như Nguyễn Phú Trọng thành Nguyễn Phú Chọng; Trần văn Truyền thành Chần văn Chuyền… /  Sạch sẽ thành xạch xẽ … / Tai nạn thành tai lạn, làm sao thành nàm xao..v.v… (lẫn lộn giữa N và L phần lớn ở nông thôn). Năm 1981, tôi cùng người bạn đến thăm một bà ở ven đô Hà Nội có con hy sinh ở chiến trường miền Nam.  Bà bảo người con gái: “Con ra chợ mua nòng nợn về nàm nại nuộc cho 2 anh uống riệu” (Con ra chợ mua lòng lợn về làm lại luộc cho 2 anh uống rượu). Chúng tôi bậm môi cố ém cười. Nhưng thương biết mấy, một câu nói mộc mạc, chân tình?!.

 

Ở miền Trung (giữa tổ quốc) thuờng phát âm sai chữ giữa. Chẳng hạn: quê cha mà nói quê choa, cái cửa mà nói cái cựa..v.v… Một giáo viên người miền Trung  giảng bài nói “môn là cựa”, học trò đồng thanh “môn là cựa”. Ông nói to hơn “môn là cựa. Lũ học trò cũng đồng thét to “môn là cựa”. Quá bực, ông vỗ bàn thét: “cựa ông cựa choa chúng mầy, ta nói môn là cựa biết chưa?!. Lũ học trò ngơ ngác, không biết chuyện gì xảy ra, im thin thít. 

 

Ở miền Nam (cuối tổ quốc) thường phát âm sai chữ chót. Chẳng hạn như: cục gạch, cụt chân / tại sao, trước sau / sổ tay, nạn tai / có g hay không g sau cuối..v.v…đều phát âm như nhau..v.v…

 

Cho đến nay, việc phát âm sai hay nói ngọng, miền Nam và miền Trung có cải tiến đáng kể, còn miền Bắc việc phát âm sai hay nói ngọng thì từ quan đến dân, từ diễn đàn đến truyền thông đại chúng cứ bảo thủ một cách tự hào. Phần lớn phát thanh viên lấy hơi từ dưới lên, ém giọng nổ như bắp rang, ai nghe được gì thì nghe, hiểu sao thì hiểu. Lại có một số vị nổ lụp bụp trong họng, âm thanh không thoát khỏi bờ môi khiến cho người nghe không biết vị ấy đang nói gì. Khốn nỗi, gần đây phải đeo khẩu trang phòng dịch, âm thanh bị hãm phập phù trong khẩu trang.

 

 Có lẽ, đó là những lý do tại sao phiên truyền hình lúc 19 giờ hàng ngày người ta ít ai chịu xem truyền hình trên VTV1 nói riêng, các đài truyền hình địa phương nói chung. Bởi vì, giờ đó các đài truyền hình địa phương đều phải tiếp sóng VTV1. Qua theo dõi biết được, từ 19 đến 20 giờ, người ta thường xem phim, thể dục thể thao hoặc ngữa điện thoại thông minh ra vuốt tìm cái sở thích cho riêng mình.

 

 Uy thế hiện tại của mỗi miền Bắc-Trung-Nam có khác nhau:

 

Trong chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét về miền Nam bằng 6 chữ “Miền Nam đi trước về sau”. Nhà thơ Tố Hữu tát nước theo mưa, thêm vào 8 chữ: “bước đường cách mạng dài lâu đã từng” . Ý ông Hồ, ông Hữu trở thành 2 câu thơ theo thể lục bát để đời:

 

“Miền Nam đi trước về sau, 

bước đường Cách mạng dài lâu đã từng”.

 

Thế mà hiện tại uy thế mỗi Miền có khác nhau: 

Miền Bắc lấn lướt: miền Bắc được: “ưu tiên, ưu tỏi, ưu hành…, thứ gì tốt nhứt Hà thành ưu tiên”.

Miền Trung toại ước: Miền Trung mảnh đất khô cằn, chi viện cho nó sánh bằng anh em”.

Miền Nam xuống nước: Dầu Công- Nông-Thương-Tín luôn đi trước, nhưng việc trọng dụng con người và xây dựng cơ sở vật chất cho miền Nam thì: “Miền Nam thường bị Trung ương từ khước, hiện nó đang lâm vào cảnh thiếu nước” (nước ngọt).

 

Ba căn bịnh mà miền Bắc đang mắc phải:

 

- Phát âm sai (nói ngọng): Nguyễn Phú Trọng mà phát âm Nguyễn Phú Chọng; Trần văn Truyền mà phát âm Chần văn Chuyền; Trường Sa mà phát âm Chường Xa...Phát âm sai chẳng những gây ra tối nghĩa mà còn dễ sai nghĩa, chẳng hạn như “Bộ Chính trị” mà phát “Bộ Chính Chị” ?

 

- Thổi phồng: thường đặt trước những câu nói với những trạng từ như: rất tốt; vô cùng phấn khởi; cực kỳ chính xác…

 

- Thích nói cho người ta nghe, không thích nghe người ta nói: Về “khoa nói”, người miền Bắc luôn có mặt “trên từng cây số”/ Nói trên diễn đàn chưa đủ tranh thủ vuốt đuôi (kiểu tát nước theo mưa”/ Thường nói theo kiểu “đi mây về gió, nặng định tính nhẹ định lượng khiến người nghe khó hiểu, không tin  / Nói như lãnh tụ,  cái gì cũng biết - vạn sự thông…

 


Lúc sinh tiền, Hồ Chí Minh thường nhắc nhở thuộc hạ: “Nói cho ai nghe, viết cho ai xem”. Người lý giải đại ý: Nói và viết mà không biết mình đang nói cho ai nghe và viết cho ai xem là đàn khải tai trâu. Không phải người nghe là trâu mà người nói và viết mới là trâu, vì mình dùng từ ngữ không thích hợp với trình độ người nghe, người đọc”.

 

Nhà văn Mark Twain nín mũi siết nguyên băng: “Thà không nói để người ta tưởng mình ngu còn hơn nói ra để người ta không còn nghi ngờ gì về điều đó”. 

Do chịu riết hết nổi, tôi mới viết bài nầy. Tôi biết chớ “thẳng mực tàu đau lòng gỗ”, nhưng làm sao khác được khi chúng ta cần những tấm ván có mặt phẳng?!. -/-