Phan Văn Song
Bối cảnh hỗn loạn của thế giới:
Năm 2014 bắt đầu
bởi những hỗn loạn do những tình hình chiến sự. Những năm qua, thế giới Âu Mỹ
đã đốt được những ngọn lửa Dân chủ để “giải phóng” các quốc gia Bắc Phi và
Trung Đông.
Thật đúng là chơi dại,
là đã ra tay mở nắp cái hồ lô hộp-boite de-Pandore, tung ra những biến loạn
không kiểm soát được. Hãy nhìn xem, những thí dụ đầy rẩy. Mười năm có lẻ, Irak được quân đội Mỹ bước vào can thiệp hạ
tên độc tài Saddam Hussein “ giải phóng” nhơn dân Irak, lập lại nền Dân Chủ
Hiến định cho nhơn dân Irak. Thế nhưng, dân chủ đâu không thấy, chỉ thấy hỗn
loạn, quân đội Mỹ sa lầy, đất nước Irak tiêu tùng. Afghanistan cũng thế, thế
giới văn minh lập thành đồng minh nhảy
vào làm “cảnh sát, sen đầm” dẹp nhóm
Taliban quá khích, đem Dân chủ và trật tự mới vào Afghanistan, kết cuộc chỉ gây
rối thêm và ngày nay quân âu mỹ và liên hiệp quốc vẫn không kiểm soát nổi, phải
rút về giao trật tự mới cho hỗn loạn Tham nhũng … và trong tương lai… quá khích
Taliban và Luật Hồi Giáo. Và các thí dụ gần đây cứ thế mà tiếp tục tiếp diễn:
Nào là Lybie, quân Tây phương, trong ấy có Pháp, đưa súng đạn giúp dân nổi loạn
lật đổ độc tài Khadafi, tên độc tài, đồ tể nhơn dân mình, ngày nay Lybie là một
quốc gia hỗn loạn không ai kiểm soát nổi, súng ống vũ khí Tây phương Âu Mỹ nay
là vũ khí của nổi loạn. Giết một độc tài Khadafi, để đổi lại những tên độc tài
thất học tàn ác hơn.. Và Syrie ? Tây phương nhơn danh lòng bác ái, giúp dân
Syrie đòi dân chủ hạ bệ độc tài gia đình trị Bachar El Assad, cuối cùng số súng đạn tiếp liệu của Tây
phương được dân nỗi loạn trao cho nhóm Nhà Nước Islam xâm chiếm một lãnh thổ to
lớn đi từ Syrie đến Irak và giết dân chúng mình, cắt cổ phóng viên Mỹ, còn ghê
gớm hơn độc tài Bachar El Assad. Và nếu ngày hôm nay cả quốc tế, Âu Mỹ và cả những
quốc gia Hồi Giáo đàng hoàng, các Vương quốc A rập, Quatar hay Pakistan, hay cả
Indonésia họp nhau liên mình chống Nhà Nước Hồi Giáo thì vô hình chung sẽ ủng hộ
Gia đinh trị Độc tài Bachar El Assad của Syrie và cuối cùng chấp nhận và ủng cố tất cả các độc tài trên thế giới !
Dilemna, tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa. Tránh Charybde gặp Scylla, tránh bệnh Dịch tả-Peste
gặp Tiêu chảy-Choléra!
Hôm nay cuối tháng
Tám rồi, tình hình vùng Bắc Phi và vùng Trung Đông vẫn còn hoàn toàn rối loạn. Ấy là chưa nói đến tình
hình Palestine/ Do thái, Quân Hamas của
dân Palestine, quá khích cầm quyền ở dãi đất Gaza,, bị bao vây bởi Do Thái bổng
một buổi đẹp trời, vì bị Do Thái kềm chế, kiểm soát quá gắt gao, nên bắn hỏa tiễn vào đất Do Thái. Do Thái trả đủa bằn
dùng bom, dùng đại bác bắn vào Gaza. Israël, nhờ vũ khí tối tân, nên nếu nói về
thiệt hại, nhơn mạng và của cài, chỉ thiệt hại cấp mườì, còn phía Palestine, vì
quân Hamas núp sau lưng dân ( kiểu Việt
Cộng hồi xưa đánh nhau với quân ta) nên dân chúng Gaza thiệt hại cấp hằng ngàn
người, nhà cửa vùng Gaza của Palestine tan tành đỗ vụn. Hôm nay, ngày viết bài nầy, một cuộc thương
thuyết đang diễn ra và hai bên đã ngừng bắn, và mỗi bên tự tuyên bố với dân chúng
mình là Ta đã chiến thắng ! Chiến thắng cay đắng với hằng ngàn nưới chết, đau
thương và đổ nát ! Và dĩ nhiên, một cách tự nhiên tình hình vẫn không thay đổi,
và sẽ vẫn không thay đổi. Do Thái một
quốc gia nhỏ bé nằm trong lòng các quốc gia Hồi giáo là cái gai. Các quốc gia
Hồi giáo phải nhổ. Và Do Thái phải tự vệ sống còn. Dân Tộc Sanh Tồn, cả nước Israël đánh giặc, cả
nước Israël một lòng giữ nước. Toàn thể dân Do thái trên thế giới một lòng ủng
hộ Israël. Giữ Israël, giữ đạo Do Thái, giữ Gốc Do Thái, Dân Tộc Do Thái, Không
Gian Sanh Tồn Do Thái.
Đây
là một bài học cho Việt Nam ta. Do Thái trong lòng Ả Rập, cũng nhưng người Việt
ta trong lòng Hán tộc. Dân Do Thái và dân Palestine đều gốc sémite, “Shalom” Do thái hay “Salam” Ả rập, đồng âm, đồng gốc,
để nói là “Chào” cả ! Nhưng Shalom giữ
bản sắc của Shalom không thể để Salam lấn áp., “Anh khỏe ?” việt nam hay “Nị Hảo?” trung hoa đều tiếng chào nhưng
chúng ta không để người Hán “ nị hảo” đàn áp chúng ta. “Không Gian Sanh Tồn” Do
Thái không thể bị người À Rập xâm chiếm. Cũng như Không gian Sanh Tồn Việt tộc
không thể bị Hán hóa được !
Người viết thường gặp các bạn, nhơn sĩ âu châu đạo đức
giả, cứ lo cho các thường dân nạn nhơn. Nhưng làm sao biết được ai là thường
dân ai là khủng bố. quân chiến đấu ả rập
không mặc quần áo trận: đất Palestine là
nơi phát xuất của ba giòng Tôn giáo Do Thái, Cơ Đốc và Islam. Tất cả đều gốc
gác từ Abraham. Vì cùng họ hàng cùng văn hóa nên dễ ghét nhau và sát hại nhau ?
Đấy là Trung Đông, đấy là Bắc Phi. Còn phía Đông Âu Châu, tham vọng của
Tổng thống Poutine là muốn Nga phải tìm lại thời vàng son của Liên Bang Sô
Viết. Quốc Ca Liên Bang Nga nay đã lấy lại quốc ca Liên Bang Sô Viết. Thay đổi bản đồ kinh tế, chánh trị chiến lược ở
Đông Âu đang tạo một tiền lệ ( cho Tàu ? đối với Biển Đông và Việt
Nam ?) Nga đã đặt lại vấn đề biên giới lãnh thổ, tách Nam Ossétia và
Abskhasia ra khỏi lãnh thổ Georgia năm xưa rồi, nay thêm trò trưng cầu dân ý
dân chúng bán đảo Crimée sát nhập vào Liên Bang Nga, và nay lại thêm Đông
Ukraine nữa, thử hỏi biên giới, Balan /Kalinine, cực Đông của Âu châu có
thể sẽ là nơi có một bức màn sắt mới
?.
Thừa nước đục, Trung Hoa Cộng
sản bành trướng ? :
Ở Đông Nam Á, Trung Hoa Công sản với một gia tài do làm ‘chủ nợ ‘ các quốc
gia Âu Mỹ, tuy vẫn bị khủng hoảng tài chánh nội bộ, vẫn đang, một mặt củng cố
quân sự, một mặt bành trướng kinh tế.
Củng cố Quân sự, củng cố Hải
quân :
Mỹ, mặc dù đang bị sa lầy tại Irak và A -phú-Hản vẫn còn là một quốc
gia có một sức mạnh quân sự số một thế giới. Và đặc biệt trong địa hạt Hải
quân. Nhưng ở đây, ta phải nói trong tương đối, và quan trọng hơn, chúng ta phải nghĩ ngay đến
cái nguy hiểm của Trung Hoa Công sản, nay đã được nhập cuộc vào 8 quốc gia Hải quân mạnh nhứt thế giới, từ năm 2008 (1) .
Sở dỉ, Trung Cộng củng cố Hải quân, cũng do cái địa lý của mình. Tuy là
một quốc gia rộng lớn. nhưng tứ bề bế tắc, không có ngõ ra, Bắc đụng đồng cỏ
Mông cổ, và Sibérie của Nga ; Tây giáp Hy mã lạp Sơn, và các quốc gia Đông
Thổ (nhỉ Kỳ) Hồi giáo ; Nam phải
vượt Việt Nam và toàn bộ các quốc gia Đông Nam Á ; chỉ có phía Đông là có Biển để làm cửa ngõ.
Muốn buôn bán, cửa hàng phải có mặt tiền nằm ngoài đại lộ. Lúc xưa ngõ tiếp vận
thương mại, bằng đường lạc đà, theo con
đường tơ lụa. Ngày nay ? dùng ống dẫn dầu vượt Hy mã lạp Sơn ? vượt sa mạc Gô bi ? hay phải « mua đường » vượt qua Miến Điện ? qua Thái Lan, Cao Miên
Lào Việt Nam ?. Chỉ còn có đường biển. Nhưng biển nào ? Địa lý Trung
Hoa, thoạt nhìn đầy lợi thế, nhưng sự thật rất phủ phàng, Trung Hoa nằm trong ngõ hẻm, không có mặt tiền ở đường
lớn, cũng dễ hiểu tại sao dân Tàu chuyên nghề bán chạp phô.
Địa lý :
Về mặt địa lý tuy Trung Hoa giáp biển thật, một bờ biển trải dài 18.000
cây số, từ con sông Yalujiang ranh giới Bắc Hàn phía Bắc đến giòng sông Beilun
ranh giới với Việt Nam. nhưng các Biển ấy thuộc Hải phận Trung Hoa đều là những
Biển bị hạn chế bởi những Đảo hoặc Quần Đảo chia cách những vùng Biển với Đại Dương Thái Bình Dương.
Nhưng muốn ra Đại Dương, ra khơi, ra Thái Bình Dương, Hải quân Trung
Hoa Công sản,
phía Bắc, phải vượt khỏi Đào Đài Loan, quần Đảo Senkaku và Đảo Okinawa,
Hải phận Nhựt Bổn ;
phía Nam, phải vượt khỏi Quần Đảo Hoàng Sa và Quần Đảo Phi Luật Tân.
Không phải là một ngẩu nhiên mà Hạm đội 7 Huê kỳ tuần tra và trấn ở
phía Đông Okinawa và Phi luật Tân .
Hải lộ chiến lược và sanh lộ của Tàu phải đi qua nhiều nút thắc. Đường
tiếp vận sanh tử của Tàu, nếu đi từ Phi châu A rập, nơi sản xuất dầu hỏa, phài
qua Ấn Độ Đương, và sau đó phải dùng ba đường để đi về phía Bắc
đến các cảng Trung Hoa lục địa :
1/ phía Bắc doc theo duyên hải Đông - Bắc đảo Sumatra và Tây – Nam bán đảo Mả lai qua eo Malacca và
Singapore, biển nông và hải tặc.
2/ Phía Nam hai đường hoặc dọc theo duyên hải Nam đảo Sumatra, phải
vượt qua hai eo Sonde và Gaspar (2) nhập với hải lộ Bắc trực thẳng Tàu;
3/ hoặc đi xa hơn tiếp tục đi dọc theo duyên hải đảo Java, vượt eo
Lombock, đi dọc theo duyên hải Đông Nam Bornéo, vượt eo Macassar, Bắc tiến về
phía quần đảo Phi luật Tân, nhập với hải lộ từ Nam Mỹ qua để đi về Trung Hoa.
Hôm nay, ta thử đoán tình hình quân sự và đăc biệt tham vọng hải quân của
Trung Hoa Công sản. Vì những lý do nói trên, vì tham vọng chiến lược cũng do sự
sanh tồn của Tàu có ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế chánh trị nói tóm lại
Sanh tồn và Độc lập của đất nước và Dân tộc Việt Nam.
Nhắc lại tý lịch
sử cận đại, năm xưa, năm 2006, Chủ tịch Hu Jintao của Tàu tuyên bố Phải Mở cửa Chung sống Hòa bình và
Hài hòa với Thế giới. Để được như vậy Trung Cộng phải chuẩn bị tư tưởng để
kiểm soát những hải lộ, và những điểm tựa ngoài khơi, cố gắng nghiên cứu và
điều nghiên qua lịch sử những chiến lược phát triển lực lượng các Hải quân các
quốc gia đã từng làm bá chủ trên những vùng biển quốc tế: từ Bồ Đào Nha qua đến
Tây Ba Nha, Hòa Lan, Pháp, Anh, Đức ,Nhựt bổn, Nga hay Mỹ.
Năm 2007, với một
cố gắng ngoại giao chưa từng có, những chiến hạm Trung Hoa Cộng sản được gởi đi long trọng thăm viếng các hải cảng
Pháp, Úc châu, Nhựt bổn, Nga, Singapore, Tây Ba Nha và Mỹ, và cũng đồng thời
tham gia những cuộc tập trận quốc tế chống hải tặc. Vì vậy chúng ta cũng nên
xét lại tham vọng nhu quyền (soft power) ấy khi chúng ta nhìn rõ
vị trí địa lý chiến lược của Trung Hoa và hai quyền lợi chánh trị hàng đầu của
anh Tàu:
-Thứ nhứt là
những đòi hỏi chủ quyền về mặt địa lý đối
với Đảo Đài loan và với vùng Hải
phận nới rộng mà Trung Hoa đơn phương
gọi là Vùng Kinh tế độc quyền (Exclusive Economic Zone) của mình. Vùng
ấy được định nghĩa theo nhu cầu thỏa mản đi lại ra vào xâm nhập Thái bình Dương
và sử dụng những hải lộ của vùng biển
Đông Nam Á vào phía Nam bán đảo Đông
Dương.
-Thứ hai là là phải bảo đảm những hải lộ cần thiết
để tiếp vận nguyên nhiên liệu cho
một quốc gia đứng hàng số 2 thế giới vế
nhập cảng dầu hỏa.
Năm 2007, quyền
lợi chánh trị thứ nhứt được đặt làm trọng điểm: cùng với mười ba nước láng
giềng (A phú Hản, Bhoutan, Bắc Hàn, Kharzakstan, Kirghizstan, Lào, Miến Điện,
Mông Cổ, Népal, Nga, Pakistan,
Tadjikistan, ViệtNam). Beijing đã thỏa thuận ký kết giải đáp xong tất cả
những hố sơ về những đường biên giới trên bộ. Chỉ còn một hồ sơ đang còn
gay cấn, là với Ấn độ thôi.
Trái lại những
khó khăn và những vùng đầy gay cấn sẽ là những
vùng biển:
“14 500 cây số
biền giới trên biển sẽ là những vùng tranh chấp sâu đậm và khó giải
quyết”
( Loïc Frouart,
thuộc Phòng Nghiên cứu Chiến lược của Bộ Quốc phòng Pháp – La Revue de
défense nationale et de sécurité collective – Paris, mai 2007, trang 31)
Tóm lại, Trung
Hoa Cộng sản đã tuyên bố chủ quyền toàn thể cho tất cả trên 4 triệu cây số vuông lãnh hải (đường chín đoạn, lưỡi bò)
Dỉ nhiên, nhà cầm
quyền tại Beijing cũng tuyên bố bằng mọi giá kể cả “quân sự nếu cần”, phải :
. Giành
lại chủ quyền Đảo Đài loan về cho Trung Quốc. Mặc dù ngày nay, chánh quyền
Đài Bắc đã về tay của Ma Ying-jeou và Quốc Dân Đảng đã ít nhiều gì hâm nóng lại
tình hữu nghị giữa hai bờ bể, Beijing vẫn giữ những lời tuyên bố ấy. Trung quốc ngày nay, với hy vọng cũng cố
Hải quân của mình (850, 000 tấn) song
song với cái thế đang đi xuống của Hải quân Huê kỳ (ít nhứt về mạch trọng tải
-tuy nhiên vẫn số 1 thế giới với 2, 900,
000 tấn) nghĩ rằng có thể, dùng đó làm một đòn tâm lý chiến, buộc Đảo Đài loan
trở về phần đất của quê hương mình.
Cuộc tình Đài
loan/ Trung Quốc là một cuộc tình vừa hù doạ vừa tán tỉnh. Một mặt dùng giàn
hỏa tiển trực chỉ Đài loan để hù dọa – nhưng vẫn vì ngán thái độ của Huê kỳ,
vừa là tấm bình phong, cũng vừa cản không cho phép Đài loan “tuyên bố” Độc lập.
Một mặt, vẫn tiếp tục cuộc giao du kinh tế và kỹ nghệ chặt chẻ với hy vọng ngày
trở về của Đài loan dưới hình ảnh một cuộc tình duyên kiểu Beijing/Hong Kong.
Dù sao Đài loan
cũng chỉ là chuyện giữa Tàu và Chệt.
. Tranh
chấp với Nhựt bổn về Đảo Diaoyu, tên Nhựt bổn là Đảo Senkaku, nằm cạnh Đảo
Okinawa, một căn cứ Mỹ. Tokyo đã
từng tuyên bố là vùng Kinh tế Độc quyền của mình chạy trên 450 cây số về
phía Tây quần đảo nói trên, Bắc kinh phản biện bảo rằng đó hải phận của mình vì là nằm trên thềm lục
địa của Trung quốc. Tranh chấp thật sự là một mỏ khí đốt chứa
khoảng 200 tỷ m3.
. Tranh chấp với Đài loan, với Việt Nam,
với Phi luật Tân, với Mã lai Á, với Brunei, với Indonésia
các đảo thuộc Quấn đảo Trường Sa (Spratleys)
tên Tàu là Nam Sa (Nansha) và Quần đảo
Pratas (Đông Sa). Tàu cũng tranh chấp với Việt Nam và Đài loan
về Quần đảo Hoàng Sa (Paracels) tên Tàu là Tây Sa
(Xisha).
Ngoài những tranh
chấp trên những quần đảo, Trung quốc cũng kiếm chuyện với Nhựt bổn và Việt
Nam về những ranh giới lãnh hải. Những chia chác quyển lợi
đánh cá cũng là những vấn đề kiện tụng tranh cải giữa các quốc gia trong
vùng Nam Hàn, Nhựt bổn, Việt Nam, Phi luật Tân.
Thiên hạ vẫn
không quên những tham vọng hiếu chiến cuả Trung quốc: ngay những ngày đầu những
năm 1950, Trung Hoa Cộng sản đã cưởng chiếm lại tất cả những đảo con giữa eo
biển Lục địa và Đài loan của quân đội quốc gia Tuởng giới Thạch. Năm 1974,
thừa lúc Việt nam Cộng hòa, Nam
Việt nam đang bị khó khăn, cưởng chiếm quần đảo Hoàng sa, năm 1988,
cưởng chiếm nhóm đảo Fiery Cross của Việt Nam ( cùng đồng chí Cộng sản
với Tàu) thuộc Quần đảo Trường Sa.
Vì những dữ kiện
kể trên, các quốc gia vùng Đông Nam Á theo dõi rất kỹ những hành động biểu
dương lực lượng của Hải quân Tàu, để nắm rõ tham vọng bành trướng và bá quyền của
Bắc kinh !
Nhưng thật sự mà
nói, ngoài những tham vọng về xâm chiếm những vùng có các mỏ dầu, khí đốt, hay
những khu vực đánh cá, tham vọng thật sự của Tàu là phải làm sao :
Ra Khơi, nghĩa là ra đến Thái Bình Dương.
Hết kỳ 1
Hồi Nhơn Sơn, Vào Thu 2014
Phan Văn Song
Ghi chú:
1/ Tám quốc gia
có Hải quân hùng hậu:
-
Huê kỳ : 2, 900, 000 tấn.
-
Nga : 1, 100, 000 tấn
-
Trung Hoa : 850, 000 tấn
-
HG Anh :
470, 000 tấn
-
Nhựt bổn :
432, 000 tấn
-
Pháp :
307, 000 tấn
-
Ấn độ :
240, 000 tấn
-
Ý đại lợi :
143, 000 tấn
(Bernard
Ptrézelin: Flottes de Combat 2008 Éditions maritimes et d'outre mer,
Rennes 2008)
2/ Eo Sonde ranh
giới chia Đảo Java và Sumatra (Nam Dương Quần Đảo). Eo Gaspar ranh giới
chia Đảo
Bangka và Đảo Belitung. Tất cả 4 đảo nầy đều thuộc
Indonésia.
3/ Sittwe nằm ở
bờ Tây Miến Điện bên bờ Ấn độ Dương.
Kunming (Côn
Minh) là một cảng trên sông tỉnh Sechuan (Tứ Xuyên ) Nam Trung quốc.