Nguyễn Thị Thùy Dương |
“Tại sao các vị phải
ti tiện đến như vậy? Đó là một sự đê tiện thực sự”, một người dân đại diện cho
cử tri quận 2 đã nói với chính quyền TP.HCM như vậy sau khi “mắng” lực lượng
công an, quân đội đã “chĩa súng vào đầu” người dân, “tự tiện, núp lén, canh
người ta không có nhà để dỡ rào lấy đất” thay vì thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cho
người dân.
Phần phát biểu của chị
Nguyễn Thị Thùy Dương, người phụ nữ bất đắc dĩ “nổi tiếng” vì đã ném giày vào
lãnh đạo TP.HCM trước đây, trong buổi tiếp xúc cử tri quận 2 (Q.2) ngày 22/11
đã được cả hội trường vỗ tay tán thưởng. Thậm chí, cử tri còn yêu cầu lãnh đạo
mở loa lên để cho phép chị được nói tiếp sau khi phần phát biểu của chị bị cắt
đi theo quy định.
“Chảo lửa”
Được sự ủy nhiệm của
nhiều người dân trong khu vực quận 2, nơi đã bị lấy đất theo kế hoạch lấy đất
“chồng chéo” mà chính quyền gọi là “tái định cư” cho người dân mất đất ở Thủ
Thiêm, chị Nguyễn Thị Thùy Dương đã nói như mắng vào các lãnh đạo TP.HCM, đứng
đầu là bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, về hành động lấy đất “như đi ăn cướp” của chính
quyền thành phố trong dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
“Không đền bù cho
người dân mà dám làm hồ sơ đã đền bù rồi, sau đó tự tiện núp lén, canh người ta
không có nhà dỡ rào lấy đất. Luật pháp chỗ nào, trong khi đơn vị lấy đất lại là
quân đội? Quân đội để làm gì? Để bảo vệ nhân dân hay là để hù nhân dân lấy
đất?”
Gia đình cô Dương cũng
là một trong những hộ dân bị lấy đất, trong đó có phần đất hiện đã trở thành
trụ sở UBND quận 2.
“Vào hơn 10 năm về
trước, UBND quận 2 vì muốn xây dựng của mình nên đã cướp đất người ta. Công an
đã làm gì? Lực lượng công an nhân dân là để bảo vệ nhân dân, nhưng hôm đó,
chính lực lượng công an nhân dân đã kề súng vào đầu của con trai cô đó [cô
Dương chỉ về hướng người phụ nữ tóc bạc, được cho biết là bác dâu của cô Dương]
và nói rằng ‘Mày cần đất hay cần mạng?’. Vậy thì công an để làm gì? Bảo vệ cho
cái gì?”, cô Dương đặt câu hỏi với lãnh đạo thành phố.
Video clip ghi lại
phần phát biểu của cô Dương đã thu hút hơn 800.000 lượt xem và hàng chục ngàn
lượt chia sẻ khi cô mới đăng lên trang Facebook cá nhân chưa đầy một ngày.
Luật sư Trịnh Vĩnh
Phúc, thuộc đoàn Luật sư TP.HCM, nói qua trang cá nhân rằng ông “rụng rời, đau
xót và căm phẫn” khi nghe những phát biểu của người dân.
“Không biết quan chức
ngồi ở bàn Tiếp dân có biết muối mặt, xấu hổ và nhục nhã hay không?”, LS. Phúc
đặt câu hỏi.
Trong khi đó, nhà báo
Hữu Danh, người chuyên theo dõi và đưa tin về dự án Thủ Thiêm, nhận xét với VOA
rằng không chỉ khu vực Thủ Thiêm, mà hiện nay, các khu vực lân cận của quận 2
cũng như một “chảo lửa”.
“Nó đang là chảo lửa.
Thủ Thiêm chỉ là điển hình thôi, còn Q.2 sắp tới sẽ còn bùng nổ nhiều cái khác
nữa”.
Chuyển biến tích cực?
Với sức mạnh của mạng
xã hội, ý thức của người dân về quyền và nghĩa vụ của mình, cộng với những thay
đổi trong dàn lãnh đạo thành phố, nhà báo Hữu Danh dự báo rằng “cuộc chiến đòi
công lý”, kéo dài hàng chục năm của người dân Thủ Thiêm, sắp tới sẽ có những
chuyển biến tích cực, trong đó người dân ngay tại khu vực Thủ Thiêm có thể sẽ
có được một số đền bù cơ bản.
Thành công bước đầu
này, theo nhận định của nhà báo Hữu Danh, là do nhiều yếu tố, “thiên thời, địa
lợi, nhân hòa”.
“Hiện nay có một số
lãnh đạo mới. Họ không có quyền lợi trong đó, thành ra câu chuyện sẽ được giải
quyết”, nhà báo Hữu Danh nhận xét.
Theo anh, trước đây
“khi còn ông Tất Thành Cang, Nguyễn Hữu Tín, Ba Đua, Lê Thanh Hải… còn nắm
quyền, Sài Gòn giống như một vương quốc riêng, có những câu chuyện cứ kéo dài
mà không thể giải quyết được”.
Theo tường thuật của
truyền thông trong nước, buổi tiếp xúc cử tri hôm 22/11 đã thu hút hàng trăm
người dân đến vây kín Nhà thiếu nhi Q.2, nơi tổ chức buổi tiếp xúc, để đăng ký
xin phát biểu. An ninh khu vực này đã được thắt chặt và chỉ những người có giấy
mời mới được phép vào bên trong.
Sau hơn 4 giờ trình
bày, các cử tri yêu cầu chính quyền phải xử lý nghiêm các lãnh đạo thành phố
mắc sai phạm, trả lại 160 ha đất tái định cư và phải định ra thời hạn rõ ràng
trong việc giải quyết đền bù cho người dân.
Đáp lại, bà Nguyễn Thị
Quyết Tâm, người đại diện cho chính quyền trong cuộc họp, nói rằng bà đã ghi
nhận tất cả những bức xúc của người dân và báo cáo Quốc hội để tổ chức thanh
tra toàn diện Khu đô thị Thủ Thiêm. Còn về phía thành phố, Ban Thường vụ Thành
ủy đã yêu cầu chính quyền đưa ra các phương cách “sửa sai bằng được” rồi sẽ
thảo luận với người dân để giải quyết.
Nguồn: theo VnExpr