14 novembre 2018

TT Macron kêu gọi thế giới từ chối chủ nghĩa dân tộc



Đóng kênh chia sẻ
Bản quyền hình ảnh EPA Image caption Tổng thống Pháp Macron chào Thủ tướng Đức Mrs Merkel tại Élysée Palace
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đánh dấu một trăm năm của Thế chiến Thứ nhất bằng cách loại bỏ chủ nghĩa dân tộc.

Phát biểu trước các nhà lãnh đạo ở Paris - trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin - ông Macron nói rằng chủ nghĩa dân tộc là một "sự phản bội lòng yêu nước".

"Khi nói" lợi ích của chúng ta trên hết và không quan tâm đến người khác 'bạn loại bỏ điều quý giá nhất một quốc gia có - đó là giá trị đạo đức của nó," ông Macron nói.

Nhiều buổi lễ kỷ niệm 100 năm Thế chiến Thứ nhất đang diễn ra trên toàn thế giới.

Khoảng 9,7 triệu binh sĩ và 10 triệu thường dân thiệt mạng trong Thế chiến Thứ nhất từ ​​1914 đến 1918.

Một số nhà lãnh đạo thế giới cũng tổ chức các cuộc họp song phương nhân dịp này. Ông Putin nói với báo giới rằng ông ó một cuộc trò chuyện ngắn với ông Trump và buổi nói chuyện diễn ra tốt đẹp.

Tuy nhiên, những người tổ chức buổi ăn trưa của Pháp giờ chót đã sắp xếp chỗ ngồi lại để ông Trump và ông Putin không ngồi cạnh nhau, theo truyền thông Nga.

Chuyện gì xảy ra ở Paris?

Ông Macron và chức sắc các nước bước đến Lăng mộ của Chiến sĩ Vô danh, một đài kỷ niệm của nước Pháp dưới Khải Hoàn Môn. Họ đứng trong mưa dưới những chiếc ô màu đen khi chuông nhà thờ vang khắp thành phố.

Trong một bài phát biểu dài gần 20 phút, nhà lãnh đạo Pháp kêu gọi các nhà lãnh đạo đồng nghiệp "đấu tranh cho hòa bình".
Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption TT Macron kêu gọi thế giới đấu tranh cho hòa bình

"Phá hoại niềm hy vọng này với một chính sách độc hành, bạo lực hoặc thống trị sẽ là một sai lầm mà các thế hệ tương lai sẽ bắt chúng ta chịu trách nhiệm," ông nói.

Vào chiều Chủ nhật, ông Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel tham dự một hội nghị hòa bình - Diễn đàn Hòa bình Paris - với các nhà lãnh đạo bao gồm ông Putin và Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ.

Bà Merkel cảnh báo rằng chủ nghĩa dân tộc đang tăng lên ở châu Âu và các nơi khác.


Bản quyền hình ảnh Reuters
Hôm thứ Bảy, ông Macron và bà Merkel đã đến thăm thị trấn Compiègne, phía bắc Paris.


Trump đã làm gì?

Ông Trump không tham dự hội nghị hòa bình và rời Mỹ ngay sau khi hội nghị bắt đầu.

Trước đó, ông viếng thăm một nghĩa trang ở Suresnes ở phía tây Paris, nói rằng ông đến đó "để vinh danh những người Mỹ dũng cảm" đã chết trong chiến tranh.

Ông gây ra tranh cãi vào thứ bảy khi hủy bỏ một chuyến đến thăm một nghĩa trang quân đội khác vì thời tiết xấu.

Trước đó vào ngày Chủ Nhật, ngay trước khi các nhà lãnh đạo tụ họp, một người nữ biểu tình trần truồng với dòng chữ "người tạo hòa bình giả" được viết trên ngực cô tiến đến trong gần đoàn xe vài mét trước khi bị bắt giữ.

Một nhóm khoảng 50 người hoạt động dự định tổ chức một cuộc biểu tình tại Paris chống lại chuyến thăm của ông Trump sau đó.
Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Người biểu tình trong nhóm đấu tranh nữ quyền cầm biểu ngữ trước Arc de Triomphe trước khi bị cảnh sách dẫn đi

Kỷ niệm đình chiến ở những nơi khác

Tại Úc, một buổi lễ được tổ chức tại Đài Tưởng niệm Chiến tranh Quốc gia ở Canberra, trong khi đó ở Adelaide một chiếc máy bay đã thả hàng hoa ngàn anh túc đỏ bằng giấy.

Trong bài phát biểu tại Canberra, Thủ tướng Úc Scott Morrison nói về tầm quan trọng của việc nhớ lại, nói rằng mọi người cần "học hỏi từ quá khứ để có thể điều hướng các dòng chảy thay đổi trong thời đại của chúng ta".

Ở New Zealand, một buổi chào súng diễn ra tại thủ đô Wellington.

Và ở Ấn Độ, nhiêu lễ tưởng niệm được tổ chức cho 74.000 binh sĩ đã qua đời vì chiến tranh.

"Đây là cuộc chiến tranh mà Ấn Độ không trực tiếp tham gia, nhưng binh sĩ của chúng tôi đã chiến đấu trên toàn thế giới, vì chúng tôi muốn phục vụ hòa bình", Thủ tướng Narendra Modi tweet vào hôm Chủ Nhật.


Bản quyền hình ảnh EPA Image caption Lễ kỷ niệm ngày đình chiến tại Canberra, Australia

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46176040