Phạm Trần
Đã có những chỉ dấu Cộng sản Việt Nam chỉ
còn ngoài mặt giữ chuyện Biển Đông để được
sống chung hòa bình với Trung Cộng.
Chuyện này đã xẩy ra trong một chuỗi những hoạt động của hai nước tại một số diễn đàn quốc tế và giữa hai bên.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 33 diễn ra tại Singapore từ ngày 13-15/11/2018, Trưởng đoàn Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có phát biểu về tình hình Biển Đông. Nội dung được cổng thông tin chính phủ phổ biến viết rằng: ”Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Chính phủ chia sẻ và được nhiều nước đồng tình về tình hình trên thực địa còn diễn biến phức tạp, gây quan ngại cho tất cả các bên và có thể tác động không có lợi cho ổn định ở khu vực. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nguyên tắc đã được nhất trí trong ASEAN về đề cao luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982 trong giải quyết hòa bình các tranh chấp, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không quân sự hóa, không làm phức tạp tình hình, tăng cường lòng tin, tích cực xây dựng một COC hiệu quả, thực chất và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC. (Chinhphu.vn, ngày 16-11-2018) (chú thích: DOC, Declaration of Conduct : Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông. COC, Code of Conduct, Bộ Quy Tắc)
Tuy nhiên, khi nói lời tuyên bố của ông Phúc “được nhiều nước đồng tình” mà không nêu tên nước nào trong số 9 nước còn lại trong khối ASEAN đã gây ra sự hoài nghi về tính xác thực của vấn đề.
Nhưng tuyên bố của ông Phúc không có gì mới mà chỉ lập lại quan điểm cố hữu của Việt Nam đã được nói đi nói lại trong nhiều năm qua. Ông Phúc cũng không trực tiếp đối kháng Trung Cộng là nước đã quân sự hóa Biển Đông và sẵn sàng tấn công các vị trí đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa bất cứ lúc nào.
Cũng có mặt ở Singapore nhưng Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường, giống như các viên chức khác của Bắc Kinh trước đây, đã không bình luận tuyên bố của ông Phúc, vì ông Phúc tránh không dám nêu đích danh Trung Cộng là thủ phạm đang gây ra “diễn biến phức tạp” ở Biển Đông.
Chuyện này đã xẩy ra trong một chuỗi những hoạt động của hai nước tại một số diễn đàn quốc tế và giữa hai bên.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 33 diễn ra tại Singapore từ ngày 13-15/11/2018, Trưởng đoàn Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có phát biểu về tình hình Biển Đông. Nội dung được cổng thông tin chính phủ phổ biến viết rằng: ”Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Chính phủ chia sẻ và được nhiều nước đồng tình về tình hình trên thực địa còn diễn biến phức tạp, gây quan ngại cho tất cả các bên và có thể tác động không có lợi cho ổn định ở khu vực. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nguyên tắc đã được nhất trí trong ASEAN về đề cao luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982 trong giải quyết hòa bình các tranh chấp, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không quân sự hóa, không làm phức tạp tình hình, tăng cường lòng tin, tích cực xây dựng một COC hiệu quả, thực chất và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC. (Chinhphu.vn, ngày 16-11-2018) (chú thích: DOC, Declaration of Conduct : Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông. COC, Code of Conduct, Bộ Quy Tắc)
Tuy nhiên, khi nói lời tuyên bố của ông Phúc “được nhiều nước đồng tình” mà không nêu tên nước nào trong số 9 nước còn lại trong khối ASEAN đã gây ra sự hoài nghi về tính xác thực của vấn đề.
Nhưng tuyên bố của ông Phúc không có gì mới mà chỉ lập lại quan điểm cố hữu của Việt Nam đã được nói đi nói lại trong nhiều năm qua. Ông Phúc cũng không trực tiếp đối kháng Trung Cộng là nước đã quân sự hóa Biển Đông và sẵn sàng tấn công các vị trí đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa bất cứ lúc nào.
Cũng có mặt ở Singapore nhưng Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường, giống như các viên chức khác của Bắc Kinh trước đây, đã không bình luận tuyên bố của ông Phúc, vì ông Phúc tránh không dám nêu đích danh Trung Cộng là thủ phạm đang gây ra “diễn biến phức tạp” ở Biển Đông.
Một
tin của Zing.VN ngày 14/11/2018 viết:”Lên
tiếng tại cuộc họp (riêng với ASEAN),
ông Lý Khắc Cường cho rằng ASEAN và Trung Quốc chưa bao giờ né tránh các bất
đồng giữa hai bên. Ông khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng làm việc với tất cả các
nước ASEAN để hoàn thành quá trình tham vấn về COC trong 3 năm tới.”
Nhưng tại
sao phải đợi tới 3 năm nữa, tức năm
2021, Trung Hoa mới có thể “hoàn
thành quá trình tham vấn” với ASEAN, thay vì
thương thuyết ngay lập tức ?
Nên biết các
Ngoại trưởng ASEAN và Trung Cộng đã thông qua dự thảo khung về Bộ quy
tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) ngày 06/08/2017 ở Manila, Phi Luật
Tân, sau nhiều năm trì hoãn.
Trung Hoa nhiều lần nói rằng Bắc Kinh chỉ thảo luận về COC với ASEAN khi nào không còn sự can thiệp từ bên ngoài, một cách ám chỉ đến các hoạt động của Hoa Kỳ ở Biển Đông.
Trung Hoa nhiều lần nói rằng Bắc Kinh chỉ thảo luận về COC với ASEAN khi nào không còn sự can thiệp từ bên ngoài, một cách ám chỉ đến các hoạt động của Hoa Kỳ ở Biển Đông.
Giờ đây, sau
những căng thẳng và khác biệt lập trường giữa Mỹ và Trung Cộng về tình hình Biển
Đông đã diễn ra ngày 09/11/2018 tại Bộ Ngoại giao Mỹ giữa
Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), Chánh văn phòng Uỷ ban công tác ngoại sự Trung
ương đảng Cộng sản Trung Quốc và Ngoại
trưởng Michael Pompeo. Sau đó, giữa Phó Tổng thống Michael Pence và Tổng Bí
thư, Chủ tịch nhà nước Trung Hoa Tập Cận Bình tại Hội nghị APEC ở Papua New
Guinea ngày 16/11/2018, không ai có thể biết tương lai COC sẽ đi về đâu, hay
chằng bao giờ xẩy ra.
Tại
Hoa Thịnh Đốn, ông Dương Khiết Trì nói :”Trung
Quốc đã khẳng định lập trường chính thức về vấn đề này, và muốn nói rõ rằng
Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên các đảo ở Trường Sa và vùng
nước chung quanh. Trên phần lãnh thổ của mình, Trung Quốc đã thực hiện công tác
xây dựng một số cơ sở dân sự và quân sự quốc phòng. Đây hoàn toàn phù hợp với
quyền bảo vệ và tự vệ theo đúng luật
pháp quốc tế chứ không dính dáng gì đền điều gọi là quân sự hóa.”
Tại APEC ( Asia-Pacific Economic Cooperation, Tổ chức Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương ), Phó Tổng thống Pence đã lập lại lập trường cố hữu của Mỹ ở Biên Đông.
Ông nói:”And you can be confident: The United States of America will continue to uphold the freedom of the seas and the skies, which are so essential to our prosperity. We will continue to fly and sail wherever international law allows and our national interests demand; harassment will only strengthen our resolve. We will not change course. And we will continue to support efforts within ASEAN to adopt a meaningful and binding code of conduct that respects the rights of all nations, including the freedom of navigation, in the South China Sea.” (Tài liệu Tòa Bạch Ốc, ngày 16/11/2018)
(Tạm dịch:”Qúy vị có thể tin tưởng rằng: Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì tự do trên biển và không phận, nguồn thịnh vượng cốt lõi của tất cả chúng ta. Chúng tôi sẽ tiếp tục bay, lướt sóng ở bất kỳ nơi nào luật pháp Quốc tế cho phép, và vì quyền lợi quốc gia của chúng tôi. Đe dọa chỉ làm tăng thêm quyết tâm của chúng tôi, và chúng tôi sẽ không bao giờ thay đổi hướng đi. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ những nỗ lực của khối ASEAN đạt tới thỏa thuận Bộ Quy tắc ứng xử có ý nghĩa là tôn trọng quyền của mọi quốc gia, bao gồm cả quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.”
TẠI SAO CHỈ BIÊN GIỚI ?
Như vậy, trong khi Trung Cộng nói rõ lập trường của họ ở Biển Đông để khẳng định “quyền chủ quyền” theo chủ quan không có bằng chứng pháp lý, thì Hoa Kỳ muốn chống lại chủ trương này để bảo vệ đường giao thông trên vùng biển huyết mạch của Thế giới.
Tại APEC ( Asia-Pacific Economic Cooperation, Tổ chức Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương ), Phó Tổng thống Pence đã lập lại lập trường cố hữu của Mỹ ở Biên Đông.
Ông nói:”And you can be confident: The United States of America will continue to uphold the freedom of the seas and the skies, which are so essential to our prosperity. We will continue to fly and sail wherever international law allows and our national interests demand; harassment will only strengthen our resolve. We will not change course. And we will continue to support efforts within ASEAN to adopt a meaningful and binding code of conduct that respects the rights of all nations, including the freedom of navigation, in the South China Sea.” (Tài liệu Tòa Bạch Ốc, ngày 16/11/2018)
(Tạm dịch:”Qúy vị có thể tin tưởng rằng: Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì tự do trên biển và không phận, nguồn thịnh vượng cốt lõi của tất cả chúng ta. Chúng tôi sẽ tiếp tục bay, lướt sóng ở bất kỳ nơi nào luật pháp Quốc tế cho phép, và vì quyền lợi quốc gia của chúng tôi. Đe dọa chỉ làm tăng thêm quyết tâm của chúng tôi, và chúng tôi sẽ không bao giờ thay đổi hướng đi. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ những nỗ lực của khối ASEAN đạt tới thỏa thuận Bộ Quy tắc ứng xử có ý nghĩa là tôn trọng quyền của mọi quốc gia, bao gồm cả quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.”
TẠI SAO CHỈ BIÊN GIỚI ?
Như vậy, trong khi Trung Cộng nói rõ lập trường của họ ở Biển Đông để khẳng định “quyền chủ quyền” theo chủ quan không có bằng chứng pháp lý, thì Hoa Kỳ muốn chống lại chủ trương này để bảo vệ đường giao thông trên vùng biển huyết mạch của Thế giới.
Nhưng Việt Nam, nạn nhân trực tiếp của chính sách
bành trướng lãnh thổ của Trung Cộng ở Biển Đông đang đứng ở đâu giữa Hoa Thịnh
Đốn và Bắc Kinh ?
Hỏi
vậy, nhưng ai cũng biết đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức duy nhất cai trị độc
quyền và độc tài đã buông xuôi vận mệnh của họ từ lâu trong trận đồ Biển
Đông. Sự có mặt của Quân đội CSVN trên
21 vị trí mong manh ở Trường Sa chẳng nghĩa lý gì nếu Trung Cộng muốn đánh
chiếm. Do đó, chẳng ai ngạc nhiên khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú
Trọng đã bị nhận diện là người thân và chịu phục tùng Bắc Kinh trong mọi động
tác ở Biển Đông.
Cách hành xử nhu nhược của ông Trọng trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Cộng ngang nhiên vào tìm dầu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam trong 75 ngày (từ 2/5 đến 16/07/2014) là một bằng chứng.
Vì vậy, càng không ngạc nhiên khi thấy Bộ Quốc phòng Việt Nam, riêng biệt Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, một người được coi là thân Trung Cộng khác, và báo, đài nhà nước đã rùm beng ca ngợi cuộc Giao lưu Hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần 5 tổ chức từ ngày 19-21/11/2018 tại tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Tướng Vịnh, con trai của cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nói với báo Tin Tức thuộc Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN, 16/11/2018) :”Cuộc giao lưu nào cũng thu hút sự ủng hộ, tạo được sự phấn khởi cho người dân vùng biên, vì đối tượng trung tâm của giao lưu quốc phòng biên giới là nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc giáp biên giới. Các chương trình Giao lưu biên giới Quốc phòng nhằm giúp nhân dân có một đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và được quản lý chặt chẽ; để người dân tham gia Giao lưu có niềm tin vào quan hệ bền vững giữa Việt Nam và Trung Quốc.”
Cách hành xử nhu nhược của ông Trọng trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Cộng ngang nhiên vào tìm dầu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam trong 75 ngày (từ 2/5 đến 16/07/2014) là một bằng chứng.
Vì vậy, càng không ngạc nhiên khi thấy Bộ Quốc phòng Việt Nam, riêng biệt Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, một người được coi là thân Trung Cộng khác, và báo, đài nhà nước đã rùm beng ca ngợi cuộc Giao lưu Hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần 5 tổ chức từ ngày 19-21/11/2018 tại tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Tướng Vịnh, con trai của cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nói với báo Tin Tức thuộc Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN, 16/11/2018) :”Cuộc giao lưu nào cũng thu hút sự ủng hộ, tạo được sự phấn khởi cho người dân vùng biên, vì đối tượng trung tâm của giao lưu quốc phòng biên giới là nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc giáp biên giới. Các chương trình Giao lưu biên giới Quốc phòng nhằm giúp nhân dân có một đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và được quản lý chặt chẽ; để người dân tham gia Giao lưu có niềm tin vào quan hệ bền vững giữa Việt Nam và Trung Quốc.”
Ông Vịnh nói thêm:”Giao lưu biên giới luôn đi liền với hội đàm
giữa hai bên, trong đó nội dung quan trọng nhất là bàn giải pháp quản lý tốt
khu vực biên giới tốt, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân thực sự
trở thành những người chăm lo, xây dựng, bảo vệ đường biên giới của chính họ.
Vì vậy, nhân dân ở các địa phương của Việt Nam - Trung Quốc giáp biên đều rất
hồ hởi, phấn khởi.”
Đoàn Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn. Đoàn Trung Quốc do Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc làm Trưởng đoàn.
BIẾT MỘT DỐT MƯỜI
Cao rao như thế nhưng tướng Vịnh, người đứng đầu khối đối ngoại Quốc phòng của Quân đội có biết rằng, tướng Trung Cộng Ngụy Phượng Hòa từng tuyên bố ngày 25/10/2018 tại Diễn đàn Hương Sơn - Bắc Kinh:”Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ, dù chỉ một phân phần lãnh thổ của mình, cho dù là đảo Đài Loan hay vùng tranh chấp trên Biển Đông.” (China will never give up an inch of its territory, whether the self-ruled island of Taiwan it claims as its own, or in the disputed waters of the South China Sea.” (hãng Thông tấn Reuters)
Ngoàii ra báo Giáo dục Việt Nam ngày 25/10/2018 còn dẫn lời Thông tấn xã Đài Loan (CAN, Central News Agency), theo đó tướng Ngụy Phượng Hòa còn nói:”Trung Quốc vẫn là nước lớn duy nhất trên thế giới chưa thống nhất lãnh thổ, quân đội Trung Quốc luôn luôn khắc cốt ghi tâm: lãnh thổ thiêng liêng của tổ tông để lại một tấc cũng không được để mất, cái gì của người khác một mẩu cũng không cần.
Các đảo ở Biển Đông
từ xưa tới nay là lãnh thổ Trung Quốc, do tổ tông để lại, một tấc cũng không để
mất.
Trung Quốc xây dựng
trên các đảo ở Biển Đông là thực hiện chủ quyền và quyền tự vệ quốc gia, không
liên quan gì đến quân sự hóa.”
Như vậy thì khi tổ chức liên hoan hợp tác Quốc phòng biên giới với Trung Cộng ở Cao Bằng thì liệu Bộ Quốc phòng nói riêng và đảng CSVN và ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói chung, có còn nhớ đến trên dưới 40,000 đồng bào và binh sỹ đã chết và bị tàn sát bởi Quân Trung Cộng trong cuộc chiến biên giới năm 1979 ?
Như vậy thì khi tổ chức liên hoan hợp tác Quốc phòng biên giới với Trung Cộng ở Cao Bằng thì liệu Bộ Quốc phòng nói riêng và đảng CSVN và ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói chung, có còn nhớ đến trên dưới 40,000 đồng bào và binh sỹ đã chết và bị tàn sát bởi Quân Trung Cộng trong cuộc chiến biên giới năm 1979 ?
Điều mà Đặng Tiểu
Bình, lãnh tụ Trung Hoa thời đó nói là “dạy cho Việt Nam môt bài học” đã xẩy
ra đẫm máu tại 6 Tỉnh gồm Lào
Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Nhưng cuộc tấn công
của 600,000 quân Trung Cộng không chỉ diễn ra trong 30 ngày, kể từ rạng sáng
ngày 17/02/1979 mà sau đó đã kéo dài cho đến năm 1990 ở chiến trường máu chảy
thành song ở Vỵ Xuyên (Hà Giang).
Vậy mà, nếu không cúi đầu trước Tập Cận Bình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Hoa thì tại sao cho đến bây giờ, 39 năm sau, ông Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN vẫn không dám để dân và đồng đội của những người lính đã hy sinh tổ chức truy niệm và ghi ơn họ ?
Vậy mà, nếu không cúi đầu trước Tập Cận Bình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Hoa thì tại sao cho đến bây giờ, 39 năm sau, ông Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN vẫn không dám để dân và đồng đội của những người lính đã hy sinh tổ chức truy niệm và ghi ơn họ ?
Liệu có mũi dao nào
sắc hơn mà đảng CSVN chưa thấy sau những nụ cười của người phương Bắc trong cuộc
giao lưu Quốc phòng Việt-Trung từ 19 đến 21/11/2018 ở Cao Bằng ? -/-
Phạm Trần
Phạm Trần
(11/018)