Thiện Tùng
Mùa mưa mà Đà Nẳng thiếu nước tiêu dùng, dư luận cho
rằng nguyên nhân do “giặc nội xâm” ghim nước để đầu cơ trục lợi. Còn ở Nha
Trang (Khánh Hòa), “giặc ngoại xâm” đông như kiến cỏ, đang lộng hành.
“Nội xâm” ở Đà Nẳng
Ngày 8/11/2018, FB Nguyễn Anh Tuấn
trình làng bài: “Đà Nẳng thiếu nước: Tam đoạn luận”.
Bài báo có đoạn viết: “Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ từng bị Cựu Phó Chủ tịch Quảng
Nam Đà Nẵng (cũ) Nguyễn Đăng Lâm tố cáo có tài sản lớn bất thường, bao gồm cả
cổ phần tại Công ty Cấp nước Đà Nẵng (DAWACO). Công ty này trước thuộc sở hữu
nhà nước. Vài năm gần đây nó được cổ phần hoá, UBND thành phố giữ 60%, phần còn
lại phân chia cho các cổ đông chiến lược”.
Theo báo Tuổi Trẻ, dư luận đang nghi ngờ có thế lực
nào đó cố tình ‘ghim nước’ để ép chính quyền đẩy nhanh tiến độ dự
án xây dựng nhà máy nước mới - với dụng ý: nên giao ngay cho DAWACO thầu xây
dựng thay vì tổ chức đấu thầu thêm mất thời gian khiến dân càng thêm khốn khổ.
Thàng 3/2017, ông Lâm đưa đơn tố cáo ông Thơ đúng
trình tự thủ tục theo đường chính ngạch, sau đó được đưa lên mạng xã hội lan
truyền khắp nơi. Việc điều tra gia sản ông Thơ đâu có gì khó khăn, tính đến nay
đã 1 năm 10 tháng, mà cớ sao cứ “êm ru như mu bà bóng?”. Vậy ông Thơ có
tài sản lớn bất thường và bản thân hay vợ con có hùn cổ phần ở DAWACO như ông
Lâm tố cáo không? Nếu ông Lâm tố cáo sai sự thật thì tại sao ông Thơ không phản
ứng? Đây là hiện tượng lạ thường, khiến người đời ngầm hiểu ông Thơ theo “Nguyên
tắc Viêt Minh, làm thinh là đồng ý”.
“Ngoại
xâm” ở Khánh Hòa
Báo
Người Lao Động 1/10/2018 đưa tin: “Theo thống kê của
Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, 7 tháng đầu năm 2018, lượng khách du lịch quốc tế
đến Nha Trang (Khánh Hòa) đạt trên 1,6 triệu lượt, tăng 44% so với cùng kỳ.
Trong đó, lượng khách Trung Quốc (TQ) đạt trên 1 triệu lượt, chiếm đến 65%
lượng khách quốc tế đến tỉnh này .
Với lượng khách áp
đảo như vậy, việc phục vụ du khách TQ đang tồn tại nhiều vấn đề. Ngày 30-9, tại
các khu phố tập trung đông du khách như Nguyễn Thiện Thuật, Hùng Vương, Nguyễn
Thị Minh Khai, Hoàng Hoa Thám, rất nhiều cửa hàng treo bảng chấp nhận thanh
toán qua ví điện tử như: Alipay, Wechat pay hay sử dụng máy quẹt thẻ thanh toán
ngân hàng trực tuyến (POS). Bên cạnh đó, tình trạng vô tư đổi đồng Nhân dân tệ
được diễn ra công khai.
Các điểm đổi tiền treo bảng bằng tiếng TQ, khách TQ dễ
dàng sử dụng nhân dân tệ để đổi qua tiền Việt. Thậm chí, khi mua hàng, mua
tour…, khách TQ sẽ được hướng dẫn viên đổi tiền để mua sắm.
Nói đâu phải
chính xác đó, người viết kiểm tra kỹ lại thấy: Ngày 18/8/2018, Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước VN ra Thông tư 19 về việc cho đồng Nhân dân tệ lưu hành 7 tỉnh
phía Bắc VN. Thông tư nầy có hiệu lực thi hành bắt đầu từ 12/10/2018. Cho đồng
Nhân dân tệ lưu hành 7 tỉnh phía Bắc chỉ có chưa đầy một tháng sau, nó lan vào
nửa nước VN (đến Nha trang). Đáng nói hơn, tại Nhà Trang, chính người Trung
Quốc công khai mở cửa hàng giao dịch tiền tệ, coi luật pháp VN chẳng là cái thá
gì ! . Phải chăng đây là bước TQ xâm lược tiền tệ vào VN?
Qua 2 vụ việc vừa kể trên, người viết xin mạo muội
hỏi: “Chính phủ ‘Kiến tạo’ như vậy sao hỡi ông Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc?”. Và xin hỏi ông Tổng
Bí thư+Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Ông chỉ đạo sao đây
về 2 việc nghe qua tuy nhỏ mà lớn nầy?”.
Đau
lòng trước việc Dân, việc Nước, lão già về hưu nầy chỉ “sủa” lên đôi ba tiếng
để đánh thức những ông chủ mà thôi, không hề có ác ý.
10/11/2018
T.T