Thiện Tùng
31/10/2020
Nghe thấy những gì mà đau đớn dữ vậy ông Tùng? – Nhờ sống lâu tôi trở thành lão làng. Đã là lão làng nên tôi nghe thấy được nhiều việc trái tai gay mắt hơn lớp trẻ. Tôi đang đau lòng vì nạn “lừa trên, dối dưới” không còn là hiện tượng. Thông thường, muốn lừa người phải biết yếu điểm của họ. Xin được kể đôi điều cho đỡ chướng bụng.
Đoàn xe đưa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm phố cỗ Hội An khi ông vừa nhậm chức Thủ tướng - Ảnh Fecebook |
Lừa trên
Yếu điểm của quan trên: Tự cao tự đại, thích nịnh bợ, quan liêu xa rời thực tế, luôn bám sát quan trường, điều khiển bằng đường lối, chủ trương, chính sách. Nếu có rời cung nội, họ báo cho nơi định đến biết trước để chuẩn bị tiếp nghinh. Đi đường bộ phải với đoàn xe hùng hậu, suốt cuộc hành trình có “tiền hô hậu ủng” theo dạng “cỡi ngựa sắt xem hoa”. Biết được tính ý cấp trên như vậy, để toại lòng nhau, cấp dưới: Cho người đón cấp trên khi vừa vào địa phận, hướng dẫn đi trên những cung đường tốt nhứt, vào làm việc nơi sang trọng nhứt, chuẩn bị báo cáo những điều hay/tốt nhứt, đi tham quan những nơi thanh lịch nhứt, được chiêu đãi đặc sản ngon nhứt, cố giấu những gì tồi tệ nhứt để cho quan trên lạc quan tếu nhứt …. Xưa nay vẫn là vậy:
<< Năm 1980, vừa tờ mờ mờ sáng, cả trung đội Cảnh sát, do ông Năm Tiến, trưởng phòng Cảnh sát chỉ huy, bao vây khu vực chợ Mỹ Tho, hốt hết đám trẻ mồ côi, bụi đời sống lang thang dồn lên xe bịt bùng. Thấy lạ, tôi hỏi Năm Tiến:
- Sao lại bắt tụi nó, định chở đi đâu?
- Hôm nay Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm văn Đồng đến thăm Tiền Giang, định hướng dẫn cho ông ấy xem chợ Mỹ Tho vừa xây mới. Nếu để lũ nhỏ lang thang còn gì “bộ mặt” tỉnh nhà. Xúc đổ chúng tận bắc Mỹ Thuận.
- Bộ chúng không biết đường về sao?
- Hơn 70 km, chúng về được đến đây thì ông Đồng đã về rồi.
- Cũng trong chuyến đi nầy, sau khi thăm tỉnh Tiền Giang, ông Đồng sang thăm tỉnh Long an, nghe nói, tùy tùng ông Đồng nói nhỏ với lãnh đạo Long An: “Sức khỏe BácTô (ông Đồng) không được tốt, các đồng chỉ nên nói người tốt, việc làm tốt cho Bác ấy vui”>>.
Dối dưới
Yếu điểm của quan dưới: Tệ “Sùng bái cá nhân, cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục tùng Trung ương” đã thâm nhập sâu vào “tim gan phèo phổi” đảng viện đương quyền - trên nói chi nghe nấy, bảo sao làm vậy không hề cãi (phản biện). Vì vậy, gần đây Trung ương Đảng tự chế biến, xào nấu đưa ra Dự thảo Nhân sự và Văn kiện Đại hội 13 rồi, phân công nhau, chỉ thiên nổ từng phát một theo dạng “chấm, phết” (1) bằng những ngôn từ “ai hiểu sao đó hiểu” nhằm khích lệ đảng viên:
(1) Người 2 chân không cân đối – một chân bình thường, một chân dị tật. Khi di chuyển, chân bình thường “chấm, kế đến chân dị tật “phết”. Thế là họ cứ “chấm, phết” suốt trên các khoảng đường đời mà mình trải qua?.
- Về tầm vóc, ý nghĩa Đại hội Đảng lần thứ 13, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nổ: “Đại hội 13 là dấu mốc quan trọng, có ý nghĩa định hướng tương lai; Cỗ vũ, động viên toàn Đảng, toàn Dân, toàn Quân tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc Đổi mới, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên Chủ nghĩa Xã hội”. Ông còn nói: “Văn kiện kỳ nầy như một văn bia cho hôm nay và cho cả mai sau”.
Ta đi tới tương lai sán lạn! Thù địch nào không thể cản đường ta. Em cứ áp toàn thân và bám cổ Cuối thế kỷ nầy đâu phải là xa…!. Trương Tuần |
- Về Nhân sự và Văn kiện thay phiên nhau nổ:“Chuẩn bị công phu, khoa học, bài bản, kỹ lưỡng, khách quan, công tâm, toàn diện” / Đóng góp: “Nghiêm túc, dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm” / Thảo luận: “Phân tích sâu, đánh giá đúng, thống nhứt cao” / Phân tích: “Kỹ lưỡng, khoa học, khách quan, toàn diện, sâu sắc”.
Cũng như những kỳ Đại hội trước, Dự thảo Nhân sự Đại hội Đảng lần thứ 13 nầy vẫn do Bộ Chính trị lần tay áp đặt. Nhưng các vị vẫn cứ nói đã thảo luận “Nghiêm túc, dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm".
Thế mà, chưa Đại hội Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 13, chưa biết khi bầu cử ai đậu ai rớt, mà Bộ Chính trị đặc cách một số người ứng cử vào chức Bí thư các địa phương như: ông Bùi văn Cường (Đak-Lak), bà Lâm thị Phương Anh (Lạng Sơn), ông Nguyễn Khắc Định (Khánh Hòa), ông Nguyễn văn Nên (TP HCM) .
Thử hỏi:
- Dân chủ gì mà “đặt cày trước trâu”, gây bất bình ngầm trong Đảng bộ địa phương và khiến dư luận xã hội dèm xiểm?.
- Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu những người được đặc cách nầy thất cử trong Đại hội Đảng lần thứ 13 sắp tới? Nếu họ thất cử có còn cho họ ngồi ghế Bí thư không?. Và nếu họ “hư hỏng” như: Nguyễn Xuân Anh (Bí thư Đà Nẳng), Đinh La Thăng (Bí thư TP HCM), Hoàng Trung Hải (Bí thư Hà nội), Nguyễn Đức Chung (Chủ tịch Hà Nội) ..v.v… ai chịu trách nhiệm hay chỉ cười trừ như trước đây?.
Lộ tẫy
Mời xem “chuyện Thủ tướng Trung Quốc đi chợ ”
Lý Khắc Cường đến chợ |
Nhân dịp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến chợ hàng hóa Chiêu Thông, khi vào cửa hàng thịt, ông ta hỏi người bán thịt:
- Công việc kinh doanh thế nào?
Đáp: Thông thường rất tốt, nhưng hôm nay đến một cân cũng không bán được.
Lý: Tại sao?
Đáp: Vì ngài đến, khách hàng không được vào.
Lý: Vậy thì tôi mua 2 cân.
Đáp: Không bán.
Lý: Tại sao?
Đáp: Vì để đảm bảo an ninh khi ngài đến, ở đây không có dao.
Lý: Dao không có, vậy tôi mua cả tảng thịt nầy.
Đáp: Cũng không thể bán được.
Lý: Tại sao?
Đáp: Bởi khi ngài chưa đến thì giá mỗi cân là 23 tệ, ngài đến thì giá mỗi cân được qui định chỉ 18 tệ, nếu bán bị mất 5 tệ.
Ly: Vậy anh bán cho tôi miếng thịt nầy theo giá 23 tệ mỗi cân.
Đáp: Vậy cũng không được
Lý kinh ngạc hỏi tại sao?
Đáp: Bởi tôi không phải người bán thịt, thực ra tôi là một cảnh sát vũ trang.
Lý: Gọi đội trưởng của anh đến đây!
Đáp: Đội trưởng đang bán trái cây, thưa ông!
Thiện Tùng sưu tầm
Nguồn: Internet)
---------
Chú thích
(1) Người 2 chân không cân đối – một chân bình thường, một chân dị tật. Khi di chuyển, chân bình thường“chấm, kế đến chân dị tật “phết”. Thế là họ cứ “chấm, phết” suốt trên các khoảng đường đời mà mình trải qua?.