TS Trần Nhơn (Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi): "CẦN PHẢI NHẬN THỨC RÕ:Thủy nông, thủy điện, cấp thoát nước cho các ngành kinh tế, dịch vụ, dân sinh, và các loại CÔNG TRÌNH THỦY khác đều nằm trong liên ngành thủy lợi."
Về cơ bản TPHCM đã giải quyết được tình trạng úng ngập
nhiều nơi nay chỉ còn 1 điểm là…toàn thành phố.
( Đình Tân LDO)
|
Ngày 21/9/2016, trả lời blogger
Pham Xuan Am trên fb, blogger Trần Nhơn đã viết:
Sai lầm to lớn gây hậu quả nghiêm trọng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là
cố ép sáp nhập cho bằng được ngành Thủy lợi, vốn thuộc ngành Kết cấu hạ tầng,
phục vụ cho tất cả các ngành KTQD, chứ không chỉ
riêng cho nông nghiệp (chuyên môn của thủy lợi lại hoàn toàn khác với nông nghiệp)
vào Bộ NN-PTNT, trong khi Bộ trưởng NN-PTNT và tuyệt đại đa số thành viên Ban
Cán sự Đảng của Bộ này hoàn toàn không hiểu gì về chuyên môn thủy lợi.. Sai lầm
đó đã phải loay hoay sửa chữa một cách bị động, chắp vá suốt 2 thập niên, đến
nay ngành Thủy lợi (và đất nước nói chung) vẫn đang gánh chịu tổn thất nặng nề.
Sắp tới nếu không thành lập được Bộ mới có tên là "Bộ Thủy lợi và Biến đổi
khí hậu" hoăc "Bộ Thủy lợi và Quản lý thiên tai" thì hãy sáp nhập
"Thủy lợi" vào "Xây dựng" và thành lập "Bộ Xây dựng,
Thủy lợi và Biền đổi khí hậu" (hay "Bộ Xây dựng, Thủy lợi và QL thiên
tai"). Tức là nếu không muốn tăng thêm đầu mối của Chính phủ, vẫn cố chấp
cứ phải sáp nhập thì hãy sáp nhập vào nơi mà nó đã tách ra: "Bộ Thủy lợi"
tách ra từ "Bộ Thủy lợi và Kiến trúc" (Bộ Kiến trúc là tiền thân của
Bộ Xây dựng ngày nay) thì nay hãy sáp nhập lại vào Bộ có tên là "Bộ Xây dựng,
Thủy lợi. và Quản lý thiên tai" hay "Bộ Xây dựng, Thủy lợi và Biến đổi
khí hậu". Sai lầm này có trách nhiệm lớn của Bộ Nội vụ. Đề nghị Bộ Nội vụ
sớm nghiên cứu lập tờ trình báo cáo Chính phủ, Quốc hội bàn ra Nghị quyết sửa
chữa sai lầm này. SOS!
Fb Trần Nhơn, 21/9/2016
ĐIỂM QUA VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI, MỘT NGÀNH KẾT CẤU HẠ TẦNG QUAN TRỌNG CỦA NỀN KTQD.
(Trả lời blogger Pham XuanAm)
Bộ Giao thông Công chính (GTCC) được thành lập theo tuyên cáo ngày
28/8/1945 của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam DCCH. Công tác thủy lợi cùng với
giao thông, bưu điện thuộc chức năng của Bộ GTCC... Ngày 30/4/1953 Chủ tịch HCM
ký sắc lệnh số 156-SL thành lập Nha Công chính tại Bộ GTCC có nhiệm vụ phụ
trách công tác thủy nông đê điều, vận tải và các
công tác công chính khác... Ngày 6/4/1955, Hội đồng CP ban hành Nghị định số
507-TTg bãi bỏ Nha Công chính và thành lập Nha Thủy lợi trực thuộc Bộ GTCC để
phụ trách các công tác Thủy nông và Đê điều... Ngày 13/4/1955, Bộ trưởng Bộ
GTCC ra Nghị định số 164-NĐ quy định nhiệm vụ của ngành Thủy lợi với 2 nhiệm vụ
chính: (1) Nghiên cứu, xây dựng và quản lý các công trình trị thủy, đặc biệt là
đê điều. (2) Nghiên cứu, xây dựng và quản lý các công trình đại và trung thủy
nông, nhằm mục đích chống hạn, chống nước ngập và chống mặn... Từ 15 đến
20/9/1955, tại kỳ họp thứ 5, QH khóa I đã thông qua đề nghị của Chủ tịch HCM
tách Bộ GTCC thành 2 Bộ: Bộ Giao thông và Bưu điện, Bộ Thủy lợi và Kiến trúc.
Trong cơ cấu tổ chức của Bộ Thủy lợi và Kiến trúc có cơ quan chuyên trách về Thủy
lợi là: Cục Công trình thủy lợi (gồm cả thủy nông, đê điều, xây dựng cơ bản), Cục
Thiết kế Thủy lợi và các cơ quản lý tổng hợp khác. Tháng 7/1955, trường Cao đẳng
công chính được tách làm hai trường "Trung cấp Thủy lợi - Kiến trúc"
và "Trung cấp Giao thông - Bưu điện"... Ngày 29/4/1958, tại kỳ họp thứ
8, UB Thường vụ QH khóa I ra NQ tách Bộ Thủy lợi và Kiến trúc thành 2 Bộ: Bộ Thủy
lợi và Bộ Kiến trúc. Bộ Thủy lợi được giao nhiệm vụ thống nhất quản lý nước
trên toàn lãnh thổ các công việc liên quan đến nguồn tài nguyên nước, khai thác
mặt lợi và chế ngự mặt hại, bao gồm cả thủy nông, thủy điện, cấp thoát nước cho
công nghiệp và thành phố...CẦN PHẢI NHẬN THỨC RÕ:Thủy nông, thủy điện, cấp
thoát nước cho các ngành kinh tế, dịch vụ, dân sinh, và các loại CÔNG TRÌNH THỦY
khác đều nằm trong liên ngành thủy lợi. Do hoàn cảnh lịch sử, các chuyên ngành
thủy lợi nói trên (rất gần gũi nhau) đã bị/được chia tách, phân tán về các Bộ
chủ quản khác nhau, phát triển theo xu hướng "mạnh ai nấy làm". Vài
chục năm nay, việc quản lý nhà nước đối với các chuyên ngành thủy lợi nằm phân
tán rải rác đó bị buông lỏng tệ hại. Hàng loạt lũ nhân tạo trên các bậc thang
thủy điên, các sự cố thủy điện Sông Tranh 2... và nhiều vụ vỡ đập trong nhiều
năm qua không ai chịu trách nhiệm...là hậu quả của việc buông lỏng quản lý như
vừa nói trên. Đề nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao cho Bộ Nội vụ làm việc với
các Bộ ngành hữu quan và các chuyên gia độc lập, tổng hợp ý kiến, lập tờ trình
báo cáo Chính phủ để bàn giải quyết rốt ráo tình trạng buông lỏng quản lý tệ hại
này!
21/9/2016
TS Trần Nhơn
(fb Trần Nhơn)