Bài đầu tiên là một tuyên bố
TUYÊN
NGÔN CỦA NHỮNG NGƯỜI CHỌN ĐỨNG VỀ PHÍA ÁNH SÁNG
Tháng
9/2005, NXB Tri Thức được thành lập, với tôn chỉ là cung cấp những tri thức nền
tảng quan trọng nhất trong kho tàng tri thức của nhân loại, hỗ trợ và góp phần
thúc đẩy quá trình đổi mới tư duy của các tầng lớp xã hội Việt Nam, và với tầm
nhìn là trở thành một nhà xuất bản có những đầu sách chất lượng, là tham chiếu
trong việc phổ biến các trào lưu tư tưởng lớn.
Ba
tháng sau, các cuốn sách đầu tiên thuộc Tủ sách Tinh hoa Tri thức Thế giới được
xuất bản, đó là 'Bàn về tự do' (của John Stuart Mill), 'Tâm lý học đám đông
(của Gustave le Bon) và 'Thế giới như tôi thấy' (của Albert Einstein). Các cuốn
sách này theo đúng tôn chỉ và tầm nhìn mà NXB Tri Thức đã xác định. Và như tên
gọi của tủ sách, chúng thực sự là tinh hoa.
Đến
nay, hàng trăm cuốn sách đã được xuất bản, với các tư tưởng mới mẻ, cấp tiến
làm thức tỉnh và bừng sáng trí óc của một bộ phận người đọc Việt Nam. Cùng với
nhiều nguồn cung cấp tri thức khác, NXB Tri Thức đã góp phần mang đến ánh sáng
của sự hiểu biết và đẩy lùi bóng tối của sự vô minh. Nhờ đó, tư duy của các
trầng lớp xã hội Việt Nam dần dần tiến bộ và Việt Nam có thêm hi vọng vào tương
lai.
Tiếc
thay, quá trình mang đến ánh sáng của sự hiểu biết luôn bị cản trở và thách
thức bởi các thế lực bóng tối.
Mới
đây, GS. Chu Hảo, Giám đốc và là Tổng Biên tập của NXB Tri Thức đã bị Ủy ban
Kiểm tra Trung ương (UBKTTW) đề nghị kỷ luật vì NXB Tri Thức đã xuất bản một số
cuốn sách "có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng,
Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản." UBKTTW cho rằng ông đã suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' và vi phạm,
khuyết điểm của ông là rất nghiêm trọng.
Các
cuốn sách có nội dung như trên, theo các nguồn tin lề trái, được cho là bao gồm
'Bàn về tự do' – một trong các cuốn sách đầu tiên được xuất bản vừa nêu, và các
cuốn sách khác như 'Đường về nô lệ', ‘Chủ nghĩa tự do truyền thống’, 'Bốn tiểu
luận về tự do', ‘Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội’, ‘Khảo luận thứ hai về
chính quyền’, v.v, với nội dung chủ yếu là về các giá trị tiến bộ như tự do,
dân chủ, pháp trị, và các quyền con người, trong đó có quyền tư hữu.
Như
một lẽ tất nhiên, các thế lực bóng tối căm ghét ánh sáng, bởi bóng tối càng yếu
khi ánh sáng càng mạnh. Và có bóng tối nào mà chẳng kết tội ánh sáng?
Cái
gọi là "vi phạm" và "khuyết điểm" của GS. Chu Hảo chính là
ông đã thắp lên ánh sáng trong bóng tối, và ánh sáng ấy dù lan tỏa chầm chậm,
song đã làm cho bóng tối lo sợ và tìm cách dập tắt.
Đây
là lúc mà những người yêu mến ánh sáng của sự hiểu biết cần phải bày tỏ thái độ
và hành động.
Chúng
tôi, những người chọn đứng về phía ánh sáng, đồng lòng ủng hộ GS. Chu Hảo cũng
như NXB Tri Thức, với những nỗ lực cung cấp những tri thức nền tảng quan trọng
nhất cho xã hội Việt Nam.
Chúng
tôi, những người chọn chống lại phía bóng tối, đồng lòng lên án UBKTTW vì đề
nghị kỷ luật sai trái, với những mưu toan cản trở GS. Chu Hảo và NXB Tri Thức
trong việc cung cấp những tri thức nền tảng ấy.
Chúng
tôi đồng thời ủng hộ mọi thái độ và hành động lành mạnh nào nhằm tiếp sức cho
GS. Chu Hảo và NXB Tri Thức, trong đó có các tuyên bố ra khỏi đảng Cộng sản
Việt Nam của TS. Mạc Văn Trang, nhà văn Nguyên Ngọc và các đảng viên khác.
Chúng
tôi sẵn lòng tiếp sức cho GS. Chu Hảo và NXB Trí Thức bằng mọi thái độ và hành
động lành mạnh có thể, từ nhỏ bé – như trân trọng và tìm đọc các cuốn sách của
NXB Tri Thức – đến lớn lao, như chiến đấu để làm cho các tư tưởng mới mẻ và cấp
tiến trở nên phổ biến và ngự trị. Và đó là khi ánh sáng đã xua tan bóng tối.
Ngày
28/10/2018,
Những
người chọn đứng về phía ánh sáng.