29 octobre 2018

Đảng Cộng sản Việt Nam quản lý xã hội theo Pháp trị hay Đức trị ?


Thiện Tùng



Cảm hứng sau khi đọc bài “Pháp trị hay Nhân trị” của tác gia Xuân Dương được đăng trên trang Dân Quyền VN hôm 24/10/2018, Tùng tôi mới viết bài chính luận nầy.  

                             



Từ trước đến nay, Đức trị và Pháp trị là 2 hình thức quản lý xã hội đã xuất hiện và được áp dụng ở các nước trên thế giới. Qua thực tế cho thấy, dường như Đức trị mang sắc thái vua chúa Phong kiến theo triết lý Khổng/Mạnh tử đã lỗi thời, ngày một thu hẹp; Pháp trị đang hưng thời được nhiều nước áp dụng.



Đức trị mang sắc thái độc tài phong kiến – từ trên ban xuống; Pháp trị mang sắc thái dân chủ cộng hòa tân tiến – từ dưới lên, từ dân mà ra rồi trở về với dân.





Trong quản lý xã hội, nếu áp dụng Pháp trị thì người dân chọn người có tài và đức xuất chúng thay mình đứng ra quản lý xã hôi. Còn nếu áp dụng Đức trị thì nặng về đức, nhẹ về tài – hễ có đức là đủ tư cách lãnh đạo. Từ đó mới có hiện tượng lãnh đạo mà “không biết làm gì và chẳng biết làm thế nào” – làm theo cái đầu người khác, chỉ biết tuân lịnh cấp trên. Đó là thực trang Việt Nam hiện nay.

   

Đức trị



Đức trị xuất phát từ một hay tập thể người tự đứng ra cai trị dân chúng trong xã hội. Nhân là tiếng Hán Việt - Nhân là người và Nhân cũng có nghĩa là nhân từ, nhân đức, nhân đạo. Đức trị có nghĩa là người cai trị phải có đạo đức, ngược lại sẽ sụp đổ chế độ.



Pháp trị



Pháp trị là cai quản xã hội bằng Pháp Luật.  Hiến pháp và những Luật  cơ bản phải qua trưng cầu ý dân, trở thành khế ước chung, mọi người phải thượng tôn nó, không ai có quyền đứng trên hay đứng ngoài vòng Pháp Luật, kể cả giới cầm quyền. Bất cứ ai vi phạm Pháp Luật đều bị xử lý. Vì vậy, áp dụng Pháp trị sẽ hạn chế đến mức thấp nhứt nạn tiêu cực nói chung, tham nhũng nói riêng.



Một đất nước áp dụng Pháp trị thì mọi cá nhân và tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật, các cá nhân, các tổ chức chính trị, xã hội và giới cầm quyền vi phạm pháp luật đều bị xử tội theo pháp luật – không có vùng cấm.



Hơn 40 năm cầm quyền trên cả nước, Đảng CSVN không dứt khoát chọn 1 trong 2 hình thức quản lý xã hội vốn có nói trên, mà vẫn loay quay áp dụng đồng thời (song song) cả 2 hình thức Đức trị và Pháp trị trong quản lý xã hội theo kiểu “đu dây”- thứ “nửa nạc, nửa mỡ” nầy xã hội không rối loạn mới là chuyện lạ.



Phân biệt đối xử



Trước khi nói về nội dung chính của phần nầy, chúng ta phải thừa nhận một thực tế: Ngoài “chủ nghĩa lý lịch” cha truyền con nối, Đảng CSVN chọn những người có đức hạnh (tử tế) mới kết nạp vào đảng của mình, phải trải qua thời gian dự bị để thử thách mới trở thành đảng viên chính thức, mới cử làm quan từ thấp đến cao. Vậy thì do đâu, khi vào đảng là người liêm khiết, không sớm thì muộn, họ trở thanh tham quan – lớn ăn lớn, nhỏ ăn nhỏ?!. Theo người viết do phân Đảng cầm quyền biệt trong đối xử.



Ai đời, cùng là một đân tộc, đảng cầm quyền lại bất công:  Áp dụng Đức trị đối với đảng viên, theo tệ sùng bái cá nhân, luôn tụng niệm về đạo đức, hết học tập nêu gương đến phê bình, tự phê bình. Nếu đảng viên sai phạm nhẹ thì phê bình cảnh cáo như gãi ghẻ, nặng thì khai trừ khỏi đảng rơi xuống hạng thường dân. Ở quê tôi có ông Chủ tịch Tỉnh, chỉ cần một nhiệm kỳ 5 năm thôi, khi bị thải hồi về dân (nghỉ hưu non), ông “tích cóp” được 3 cơ ngơi đồ sộ - Nếu là người lương thiện, suốt đời ông cũng không thể tạo nên của cải ấy. Ở đây vậy, cả nước cũng vậy, thử hỏi có chướng mắt không?. Còn đối với dân thì đảng cầm quyền áp dụng theo Pháp trị, chỉ cần trái lịnh “hành quân” thì bị kết án theo những điều luật mơ hồ. Do đói, 2 em thiếu niên chỉ  ăn quỵt 2 ổ bánh mì của người bán cũng bị kết án ! .



Đã là dân trong một nước mà phân biệt “cạc xanh cạc đỏ”. Nhớ lại xem, thời Pháp thuộc, dân thường họ phát cạc xanh (giấy thuế thân); dân thân hay làm việc cho chính quyền thuộc địa Pháp họ phát cạc đỏ (giấy chúng nhận màu đỏ). Cạc xanh sai phạm ở tù mục gông, cạc đỏ sai phạm được hưởng ân huệ, có châm chước.



Việt Nam ta hiện nay thì sao? – Đảng viên của đảng cầm quyền có cạc đỏ (thẻ đảng), nếu có sai phạm xử lý theo kỷ luật đảng, mức cao nhứt khai trừ đảng rơi xuống hạng thường dân, “ráng làm người tử tế”, an hưởng với khối tài sản khổng lồ đã dày công “tích cóp” khi còn làm quan. Còn dân sai phạm thì xử lý theo pháp luật, đôi khi còn ngụy tạo án cho vào tù dài hạn hoặc trục xuất  khỏi quê cha đất tổ.



Chính sự phân biệt đối xử nầy, đảng viên dựa vào “cạc đỏ” tự tung tự tác, tha hồ chiếm đoạt của công, của dân. Theo tư duy nhiệm kỳ, khi ngồi vào ghế quan thì tranh thủ cướp - cướp đêm không đủ tranh thủ cướp ngày. Chính những hành động phi nhân ấy của quan quyền, sinh ra đội ngũ “dân oan” khắp cả nước ngày một đông như kiến cỏ. Sức chịu đựng của con người bao giờ cũng có giới hạn, ngoài đây đó réo tên đảng cầm quyền ra chủi rủa, dân chúng còn bất bình cao độ, không thể kềm chế được nữa, ném giày dép vào chủ tọa một số phiên họp, chẳng hạn như:



      Ngày 25/4/2017, tại trụ sở UBND xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, Ông Trần Văn Tuân, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội bị ném giày dép liên tục vào người khi ông đang đọc lời xin lỗi ông Hàn Đức Long, người bị tuyên án tử hình oan phải ngồi  tù 11 năm, gây náo loạn hội trường nơi diễn ra cuộc xin lỗi, với lý do chưa tìm ra được hung thủ thực sự của vụ án. Một số người kéo sập tấm biển ghi nội dung cuộc họp xin lỗi treo ở hội trường (Theo phóng viên MC).



      Ngày 14/9/2018, Tòa án Thái Bình quy tội anh Nguyễn văn Túc “Âm mưu lật đổ chính quyền”, kết án 13 năm tù. Anh Túc không nói gì về bản án mà chửi bỏ: “Địt mẹ Tòa” (Theo FB Thái Bá Tân ).



      Ngày 20/10/2018, trong cuộc họp cử tri ở Thủ Thiêm, quận 2, TP HCM, chị  Nguyễn thị Thùy Dương ném giày thẳng vào bà Nguyễn thị Quyết Tâm, đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP HCM đang ngồi ở hàng ghế đại Biểu Quốc hội.



Đại biểu Quốc hội TP HCM tiếp xúc cử tri và Thùy Dương, người ném giày . Ảnh Facebook


Những năm tháng gần đây,  khi thấy đảng viên của mình ngày một “quá rồi!”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  thử áp dụng Pháp trị trong đảng , đưa ra tòa xử tù đối với một số đảng viên khác phe để “răn đe”. “Lò” của Ông thì khiêm tốn, củi thì quá nhiều làm sao thiêu hủy hết. Hơn nữa, nếu thiêu luôn củi cùng phe thì lấy ai làm việc, lấy ai cầm quyền.



Dường như ông Trọng định “bổn cũ soạn lại” – áp dụng Đức trị trong Đảng, Pháp trị trong Dân:



  • Đối với nội bộ Đảng, tiếp tục dùng “phê/tự phê bình” nâng cao phẩm chất đạo đức cho đảng viên để làm gương cho thiên hạ soi chung. Thử hỏi, phẩm chất, đạo đức của họ chó đã ăn hết còn đâu nữa mà nâng cao - một việc làm không dễ, còn khó hơn lên cung trăng, hãy chờ xem.



  • Đối với Dân, phải bịt miệng chúng bằng “Luật An ninh mạng”, trừng phạt thẳng tay những ai bất đồng chính kiến với đảng, nhất là đối với những ngưới có hành vi manh động như việc ném giày dép vừa qua chẳng hạn.



 Thật khó hiểu, chẳng lẽ “đu dây” (trung dung) trở thành quốc sách của Đảng CSVN. Bằng chứng là:



  • Trong chiến tranh bao giờ cũng “đu dây” giữa Liên Xô và Trung Quốc. Khi Liên Xô cắt dây phải va vào Trung Quốc, bị Trung Quốc “bắt sống” cho đến nay.



  • Đã là kinh tế thị trường còn định hướng xã hội chủ nghĩa – đi hướng Tây mà nói sẽ đến hướng Đông, đúng là hoang tưởng hết chỗ nói?.



  • Sau chiến tranh, Đảng CSVN xóa về mặt tổ chức các đảng chiến hữu – đảng Dân chủ, đảng Xã hội, đảng Nhân dân Cách mạng Miền Nam mà lại kết tập những thành viên của những đảng ấy vào Đảng CSVN, biến Đảng CSVN trở thành tạp chủng. Những đứa con lai khác cha khác mẹ cắn xé nhau âu cũng là chuyện thường tình?.



  • Cùng là dân một nước, mà Đảng cầm quyền áp dụng Đức trị đối với đảng viên của mình, Pháp trị đối với chúng dân. Bất công như thế, dân chúng bất bình ngày một cao độ, có hiện tượng nổi loạn cũng là chuyện hiển nhiên?.



  • Việt Nam là nước nhỏ luôn bị nước lớn bên cạnh hiếp đáp mà tuyên bố 3 không – không liên minh, không cho đặt căn cứ quân sự, không liên kết với nước nầy chống nước khác. Tại sao Việt Nam không đặt thêm điều kiện: “Nếu ai xâm phạm chủ quyền thì Việt Nam sẽ chuyển đổi 3 không thành ba có” ?. Việt Nam là một nước nhỏ, nếu không liên minh liên kết với nước hùng mạnh tử tế nào đó hay với khối Asean, sẽ trở thành miếng mồi ngon cho “chủ nghĩa bành trướng bá quyền”?.



Sức chịu đựng của con người bao giờ cũng có giới hạn, ngày nào Đảng CSVN còn áp dụng đồng thời (song song) 2 hình thức Đức trị cho đảng viên, Pháp trị cho dân chúng thì ngày ấy còn nạn tiêu cực nói chung, tham nhũng nói riêng trong quan chức, còn gây bất bình chuyển dần sang bất mãn trong nhân dân – Ném giày dép vào quan chức chỉ là biểu hiện sự bất bình, bất mãn còn hơn thế nữa.







Thấy gì, hiểu sao về bức ảnh minh họa  Cọp và những con Trâu nầy

 Khi đàn trâu dàn hàng ngang, cọp bỏ cuộc săn mồi dầu bụng đói. Ảnh minh họa




27/10/2018

   T.T