Sau khi lấy lại facebook tôi định không viết gì về vấn đề này, chỉ đăng tải
thông tin về chiến tranh Mỹ - Trung, nhưng sau khi suy nghĩ kỹ tôi có bài viết
này.
Tôi thừa nhận rằng trong thời gian qua mạng xã hội có lúc gây khó khăn ít
nhiều cho việc điều hành của chính phủ, nhưng vì cấu trúc bộ máy chính quyền
của Việt Nam không có mô hình phản biện, quốc hội, hội đồng nhân dân đều tượng
trưng, luật biểu tình không có, coi như mọi kênh phản biện đều bị đóng chặt chỉ
còn lại mạng xã hội nên việc phản biện của mạng xã hội là cần thiết, dù có làm
cho chính phủ phải vất vả hơn.
Điều gì sẽ xảy ra với một chính phủ không có kênh phản biện nào?
Một chính phủ dù tốt đến mấy mà không có bất kỳ kênh phản biện nào thì
chính phủ ấy sẽ có lúc bị sai lầm.
Ngay như chính phủ Mỹ, với đầy đủ công cụ phản biện, vẫn sai lầm suốt mấy
đời tổng thống khiến bị Trung quốc gây ra biết bao thiệt hại.
Ở Việt Nam, nếu chính phủ không còn kênh phản biện nào thì sai lầm còn gấp
nhiều lần.
Tuy nhiên tôi cũng cho rằng trong thời gian qua, chính phủ Việt Nam cũng
rơi vào thế kẹt khi bị Trung quốc gây áp lực buộc phải thực hiện những chính
sách hà khắc với mạng xã hội. Nên những việc làm của chính phủ phần nào cũng
đáng được thông cảm.
Nhưng nay thì tình hình đã khác. Trung quốc chắc chắn phải tan rã, không
còn có thể gây áp lực lên chính phủ Việt Nam nữa.
Vì vậy chính phủ cần thay đổi lối nghĩ cách làm cho phù hợp với tình hình
mới.
Lúc này là lúc cần sự đồng tâm hiệp lực giữa chính phủ và nhân dân.
Lúc này là lúc cần huy động lòng yêu nước của toàn dân, của tất cả những
người con dân nước Việt đang sinh sống ở bất cứ nơi đâu, không kể là trong hay
ngoài nước.
Lúc này không nên coi “thành phần này là phản động”, “thành phần kia là dân
chủ” nữa.
Lúc này chính phủ chỉ nên tạo ra một khối đại đoàn kết vỹ đại với một lý
tưởng duy nhất là thoát Trung thôi.
Cha ông ta đã sống ngót ngàn năm dưới đêm trường nô lệ của Trung quốc.
Việt Nam chúng ta suốt mấy chục năm qua tuy độc lập trên danh nghĩa nhưng
trên thực tế cũng gần như là một xứ thuộc địa kiểu mới của Trung quốc.
May mắn thay, trong tuyệt vọng chúng ta tìm ra ánh sáng cuối đường hầm.
Chúng ta gặp được cơ hội ngàn năm có một khi Mỹ xung đột với Trung quốc, buộc
nước này phải từ bỏ đường lối bá quyền nước lớn với các nước nhỏ.
Trong tình hình đó, cơ hội thoát Trung là chắc chắn không thể đảo ngược.
Chính phủ Việt Nam lúc này cần những quyết sách đúng đắn, phù hợp cho phương
án thoát Trung. Chính phủ dĩ nhiên cần những phản biện đóng góp từ nhân dân, từ
giới tinh hoa trong quá trình đưa con thuyền ra khỏi vũng xoáy. Trước mắt là
chúng ta thoát Trung về kinh tế, sau đó là thoát Trung về chính trị.
Mạng xã hội sẽ là nơi chuyển tải các ý kiến đóng góp đó.
Nó sẽ bao gồm facebook, youtube, blog, web…
Trước đây, chính phủ có thành lập một lực lượng chuyên đánh phá mạng xã
hội, thiết nghĩ trong tình hình mới, chính phủ nên ra lệnh cho lực lượng này
thôi đánh phá mạng xã hội để nhân dân phấn khởi đoàn kết chung quanh chính phủ,
cùng nhau hiến kế đóng góp xây dựng đất nước.
Việc lực lượng của chính phủ đánh phá các facebook bằng những cách làm kiểu
hacker mũ đen như đã làm với facebook của tôi hoặc của nhiều người khác là
không nên chút nào. Nó làm xấu hình ảnh của chính phủ trong mắt nhân dân.
Mong thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đứng đầu chính phủ suy nghĩ về vấn đề này.