21 mars 2019

“ Hiểm hoạ da vàng “


Khái niệm “ Hiểm hoạ da vàng péril jaune “ khởi xuất cuối thế kỉ 19, khi Nhật đả bại Tàu. Nay tái xuất, nhưng với  những biến thể tinh tế  về ý nghia, không đơn thuần về nhân chủng học, kinh tế, chính trị trước đây

2008. Tàu lần đầu  đăng cai thế vận hội với sự kiêu căng  của một dân tộc ngạo nghễ con trời. Nhà Trung Hoa học người Pháp Jean- Luc Domenach cho ra mắt cuốn “ Nước Tàu, tôi lo lắng (La Chine,  m’inquiète) “  Cái tựa ở ngôi thứ nhất - tác giả tôi lo lắng, từ trải nghiệm bản thân cùng tính cấp bách bi kịch,   chứ không lầ nỗi lo bâng quơ.


Hai năm sau, cuộc khủng hoảng tài chính báo động một cường quốc châu Á đang qua mặt Nhật tiếm ngôi thứ hai kinh tế thế giới.  Tập Cẩm Bình chấp chính  từ 2012. ngày một tài phiệt, làm hạt nhân độc tôn  lãnh đạo. Cả  thế giới thêm lo lắng.  Tổng thống Mỹ Donal Trump vội tung bàn tay sắt thương mại Giữa tháng 3 năm nay. toà án Siberie ra phán quyết dừng  xây nhà máy đóng chai nước hồ Baikal trị gias 19 triệu euro . Chủ đầu tư ở Bắc Kinh, đương nhiên là đưa nước tinh khiết  về Tàu, đâu để người Nga xài.  Người Nga tất không thể để Tàu huy hoại hồ Baikal nước ngọt lớn  nhất thế giới, đựơc UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới

9-2018, báo chí Pháp phổ biến biếm hoạ  Tàu  dưới dạng một con rồng dữ tợn, lồng lộn với tiếng la lối  của Marianne , người phụ nữ biểu trưng   nước Pháp   : Khi nào Tàu nuốt chửng chúng ta, báo động  “ hiểm hoạ da vàng “ từ thời hiệp ước Shimonosek1895 đang trở lại

Giáo sư đại học Lyon, nhà sử học kinh tế Marion Gaspard diễn giải khái niệm hiểm hoạ da vàng : Bị Nhật đánh cho tơi tả, 400 triệu  người Tàu tỉnh ngộ ,  hạ mình theo gương Nhật canh tân  chính trị, kinh tế, quân sự thời  Minh trị Meij,  trở thành cường quốc , đe doạ thế giới  Trong luận đề năm 2011 “ Hiểm hoạ da vàng cuối thế kỉ XIX là ảo ảnh hay nỗi lo thực sự “, sử gia kinh tế học người Pháp Francoi Pavé  cho rằng  các thuyết hiểm hoạ da vàng phát triển trên  ba trục khác nhau, nhưng lại liên kết bởi một loạt những hiện  tượng tương tác : hiểm hoạ quân sự, hiểm hoạ nhân khẩu học, hiểm hoạ kinh tế

Với các tập đoàn Huawei, ZTE,  qua sự khống chế   của đảng cộng sản , Bắc Kinh  xuất khẩu công nghệ thông tin khắp thê giới để kiểm soát , không chế không gian mạng. Thủ đô  Nairobi, Kenia, 700 cấy số vuông, 3 triệu dân, dựng 1800 camera theo dõi mọi hành vi dân chúng, gửi dữ liệu vào đám mây điện tử, dựng  tường lửa,  ra luật an ninh mạng đặc thù Tàu..  ngăn chặn tiếng nói tự do, dân chủ, nhân quyền. Bắc Kinh đổ 4 nghìn ti đô la cho “ Một vành đai, một con đường “ bẫy nợ tám nước. Từ năm ngoái, cảng Hambantota 70 cây số vuông của  Sri Lanka đã thuộc quyền sở hữu Tàu trong 99 năm. Tàu chiếm phần lớn cổ phẩn cảng Pireus trị giá 280 triệu đô la ở Hi Lạp. Tương lai.  đường sắt ở Lào, đường cao tốc  ở Montenegro  sẽ phải gán nợ cho chủ đầu tư Bắc Kinh…

Một ngày trước khi  xả súng giết 50 người ở hai nhà thờ Hồi giáo ở New Zealand ngày15/3, Brenton Tarant phóng  tuyên ngôn tư tưởng 74 trang lên  mạng xã hội, một mực sùng bái Tàu cộng, dự báo Bắc Kinh  sẽ thống trị thế giới thế kỷ này.

Văn Lý  ( Theo Le point )