Vũ Trung Đông
- Chỉ cần còn một chút mắc mớ trong các thỏa thuận, tổng thống Mỹ sẽ chưa xuất hành để đến một nơi cách 21 giờ bay. Bởi ông đến, một cách long trọng và tốn kém như vậy, không phải để cãi tay đôi về dấu chấm hay dấu phảy trong tuyên bố viết sẵn, mà chỉ để đặt bút ký cho các phóng viên lấy hình. Giống như những thỏa thuận thương mại với Việt Nam, dù lên tới 21 tỷ USD, thì tầm
vóc quan trọng
với nước Mỹ và với sự nghiệp chính trị của Trump, vẫn không là gì để có thể so được với một thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên!
Vậy mà chương trình nghị sự cũng đã rất chi tiết và các văn bản đã phải hoàn hảo từ lâu. Điều đó cho phép phỏng đoán đã có sự thay đổi từ phía Triều Tiên vào phút chót. Ai đã gây
áp lực?
Theo thiển ý
của
tôi, kẻ
ngáng vào giữa
khiến hỏng đại sự Mỹ -Triều, không ai khác ngoài Trung Quốc. Chúng ta đừng vội chửi rủa họ là khốn nạn khi giả sử chuyện đó có thật. Nếu Tập Cận Bình đặt quyền lợi của Trung Quốc lên cao hơn số phận mong manh của 25 triệu dân Triều Tiên đang cận kề chết đói, thì cũng là chuyện bình thường trong thế giới duy lợi ngày nay. Vấn đề là ở ngài Kim Cháu. Và cuối cùng, vấn đề là ở chính 25 triệu dân Triều Tiên. Họ cứ lựa chọn chấp nhận sống trong đói khổ, thì chả ai có thể cứu được họ.
- Có thể Kim Cháu không lường được thái độ cáu giận của Trump sau khi ông ta đã phải hạ mình sát đất. Kim Cháu có thể đã hiểu sai lệch sự hạ mình ấy của Tổng thống Hoa Kỳ, người quyền lực nhất thế giới. Rõ ràng chỉ là người đã nắm chắc kết quả như ý (trước khi Kim thay đổi),
mới dễ dãi trong những lời khen như vậy. Vì thế, có thể Kim Cháu đang ngấm đòn là đã để tuột mất một cơ hội ngàn vàng. Tôi nghĩ, với tính khí của mình, với hành động ra khỏi phòng đàm phán, họp báo qua loa rồi tức tốc lên không lực số Một về thẳng nhà, rất khó để Trump chấp nhận cuộc gặp lần ba với Kim, sau khi ông ta cảm thấy mình bị cả thế giới cười cợt vì một cậu oắt ngỗ ngược!
- Với Trung Quốc thì kết quả nào họ cũng hưởng lợi. Nếu Mỹ bỏ cấm vận, hàng hóa giá rẻ đang dồn ứ lại vì chiến tranh thương mại sẽ lập tức tràn ngập lãnh thổ Triều Tiên, y như đã từng xảy ra với Việt Nam ba chục năm trước. (Hàng hóa các nước khác, ngay cả Hàn Quốc, không có được lợi thế này, vì giá đắt và vì các ràng buộc pháp lý rắc rối phải tháo gỡ). Còn nếu Mỹ tiếp tục cấm vận, Triều Tiên tiếp tục thù địch Mỹ và các đồng minh, thì tấm đệm an ninh cũng có giá chả kém gì món lợi thương mại, chưa kể luôn còn đó món hàng nặng kí để đổi chác trong vấn đề Đài Loan.
- Có một chút cơ hội cho nước chủ nhà Việt Nam, trong vai trò làm người đưa tin giữa hai bên (Làm trung gian hòa giải thì cực khó, xin đừng ảo tưởng). Tất cả sẽ được quyết định trong và sau cuộc thăm chính thức của Kim Chủ tịch vào ngày mai và phụ thuộc vào sự khôn ngoan của các vị lãnh đạo. Nhưng dù chuyện gì xảy ra, thì Việt Nam cũng là một bên gặt hái, nhờ vào vị thế nước chủ nhà. Không dễ để có thêm một lần như vậy. Và người “tặng” món quà đó cho Việt Nam, oái oăm thay lại chính là Kim Cháu. (Gì chứ địa điểm họp thì Trump sẵn sàng chiều Kim Cháu hết cỡ, nếu ông vua Cao Ly muốn một nơi khác, mà thế giới lại không hề thiếu những nơi còn lý tưởng hơn Hà Nội).
Bàn cờ thế cuộc là vậy và sẽ mãi là vậy. Bực tức hay hớn hở thì nó cũng chẳng làm các quân cờ trong tay người khác thay đổi. Hãy để lý trí dẫn dắt, thay vì những cảm xúc bột phát.
- Với Trung Quốc thì kết quả nào họ cũng hưởng lợi. Nếu Mỹ bỏ cấm vận, hàng hóa giá rẻ đang dồn ứ lại vì chiến tranh thương mại sẽ lập tức tràn ngập lãnh thổ Triều Tiên, y như đã từng xảy ra với Việt Nam ba chục năm trước. (Hàng hóa các nước khác, ngay cả Hàn Quốc, không có được lợi thế này, vì giá đắt và vì các ràng buộc pháp lý rắc rối phải tháo gỡ). Còn nếu Mỹ tiếp tục cấm vận, Triều Tiên tiếp tục thù địch Mỹ và các đồng minh, thì tấm đệm an ninh cũng có giá chả kém gì món lợi thương mại, chưa kể luôn còn đó món hàng nặng kí để đổi chác trong vấn đề Đài Loan.
- Có một chút cơ hội cho nước chủ nhà Việt Nam, trong vai trò làm người đưa tin giữa hai bên (Làm trung gian hòa giải thì cực khó, xin đừng ảo tưởng). Tất cả sẽ được quyết định trong và sau cuộc thăm chính thức của Kim Chủ tịch vào ngày mai và phụ thuộc vào sự khôn ngoan của các vị lãnh đạo. Nhưng dù chuyện gì xảy ra, thì Việt Nam cũng là một bên gặt hái, nhờ vào vị thế nước chủ nhà. Không dễ để có thêm một lần như vậy. Và người “tặng” món quà đó cho Việt Nam, oái oăm thay lại chính là Kim Cháu. (Gì chứ địa điểm họp thì Trump sẵn sàng chiều Kim Cháu hết cỡ, nếu ông vua Cao Ly muốn một nơi khác, mà thế giới lại không hề thiếu những nơi còn lý tưởng hơn Hà Nội).
Bàn cờ thế cuộc là vậy và sẽ mãi là vậy. Bực tức hay hớn hở thì nó cũng chẳng làm các quân cờ trong tay người khác thay đổi. Hãy để lý trí dẫn dắt, thay vì những cảm xúc bột phát.
(St internet)