09 avril 2019

Phật giáo – những bước thăng trầm


Thiện Tùng

08/04/2019



 “Viện Hóa đạo Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất”, trụ sở đặt ở tại Paris (Pháp) xác nhận: Đạo Phật xuất hiện tại Việt Nam hàng ngàn năm trước, trải qua những bước thăng trầm, dần dần ăn sâu vào tâm thức người Việt và được xem như Quốc đạo.

 
Ảnh minh họa


 Chuyện Lạc Long Quân và bà Âu Cơ sinh ra 100 người con, Chuyện Thánh Giống, Chuyện Nỏ Thần.v.v… được nêu ra và truyền bá trong dân tộc Việt Nam hết thế hệ nầy sang thế hệ khác mà chẳng biết ai là tác giả?. Vì không ai nhận là tác giả, những chuyện ấy được xem là truyền thuyết. Đạo Phật (Phật giáo) cũng vậy thôi. 


Theo truyền thuyết: Đạo Phật bắt nguồn từ một nhà hiền triết thời cổ đại có tên Sitddhārha Gautama, phiên âm Hán Việt là Tất-đạt-đa (Có nơi ghi Sidhartha, phiên âm Si-đạt-ta). Si-đạt-ta sinh năm 624, mất năm 583 trước Công nguyên (tính ngược). Cha Si-đạt-ta là vua của bộ tộc Thích Ca (Skakya), ở triền núi Hy-mã Lạp-sơn thuộc vương quốc Nepal hiện nay – thời ấy Nepal thuộc Ấn Độ. Vì thấy dân sinh khốn khổ, Si-đạt-ta chọn đường tu khổ hạnh (ép xác) mong cứu rỗi chúng sinh. Dưới bộng gốc cây Bồ Đề, sau nhiều năm tâm niệm khổ hạnh, Ngài cho ra đời giáo lý Phật giáo và thành Đức Phật, nhập Niết Bàn khi vừa 41 tuổi (624-583=41).



Những bước thăng trầm của Phật giáo:



Thời kỳ đầu, từ một rồi một số người lẻ tẻ đi truyền bá giáo lý Phật giáo (Đạo Phật), dần dần hình thành tổ chc từ thấp đến cao.



Theo Hòa thượng Thích Quảng Độ trả lời phỏng vấn hãng RFA: “Cuối thế kỷ19 đầu thế kỷ 20, ở Việt Nam lần lượt xuất hiện rất nhiều Hội Phật Giáo như: Hội Nam Kỳ Phật Học ở Miền Nam; Hội Lưỡng Xuyên Phật Học, Hội An Nam Phật Học ở Miền Trung; Hội Bắc Kỳ Phật Học ở Miền Bắc” - ‘Hội Phất giáo’ lúc bấy giờ như Hội Phụ nữ, Hội Nông Dân, Hội Từ thiện, Hội Đua ngựa.v.v…”. 



 Theo giáo sư Võ văn Ái, người phát ngôn “Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Thống nhứt” ở Paris: “Phật Giáo du nhập vào Việt Nam trên hai ngàn năm nay, được thống nhất dưới triều đại nhà Đinh, tức là cách đây 10 thế kỷ rồi, lúc ấy đã có một Đức Tăng Thống, điều đó chứng tỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất hình thành từ đó. Đến 6/5/1951, mở đại hội Phật Giáo tòan quốc (Bắc, Trung, Nam) họp tại Chùa Từ Đàm (Huế), dịp này Tổng Hội Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhứt được thành lập, và trở thành thành viên của “Liên Hữu Phật Giáo” ra đời năm 1950 tại Sri Lanka.”


Nói gần hơn, chúng ta ít nhiều đã biết:



-  Thời “Đệ nhứt Việt Nam cộng hòa, dưới chế độ Độc tài Gia đình trị”, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm theo giáo lý Thiên chúa giáo, xem đạo Thiên chúa như Quốc đạo, do anh Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Thục, từ giáo xứ Vĩnh Long, lên Sài Gòn làm Tổng Giám mục Thiên chúa giáo. Tổng thống Diệm ra Chỉ dụ số 10 tiến hành đàn áp Phật giáo, Cao Đài giáo, Hòa Hảo giáo, khiến cho Thích Quảng Đức tự thiêu ở Sài Gòn. Sau Thích Quảng Đức tự thiêu, phong trào Phật giáo ứng lên như bão lũ, đòi hủy bỏ Chỉ dụ 10, phải tôn trọng tự do Tôn giáo. Đa số tướng lĩnh Quân đội Việt Nam Cộng hòa, nếu không bản thân cũng gia đình, theo Phật giáo, họ đứng lên lật đổ chế độ đôc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm năm 1963, thiết lập “Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa”. Được các tướng lĩnh hậu thuẫn, đầu năm 1964, Phật Giáo họp đại hội tại Sài Gòn và lấy lại danh xưng “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất” – tên gọi dưới thời nhà Đinh, cách đó 10 thế kỷ như đã nói trên.


- Không chỉ danh xưng cho phân biệt như những Đảng của người ta, Đảng  Cộng sản nói chung, Đảng
CSVN nói riêng chẳng khác gì một Đạo giáo (1), thời “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, dưới thể chế “Độc tài Đảng Cộng sản trị”, xem giáo lý Mác-Lê như Quốc đạo. Dầu muốn loại trừ các đạo giáo hiện có để giáo lý Mác-Lê độc tôn, nhưng ngại Quốc tế lên án xâm phạm tự do tín ngưỡng, Đảng CSVN “khéo léo” triệt tiêu dần các đạo giáo đối lập bằng cách gây khó trong hành đạo đối với các đạo giáo hiện có như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài giáo, Hòa Hảo giáo. 



Như đã nói trên, Phật giáo du nhập vào Việt Nam sớm nhứt, giáo lý Phật giáo thâm nhập sâu vào tâm thức dân chúng, hình thành mạng lưới sâu rộng  tận các làng mạc, thôn xóm và có rất nhiều cơ sở văn hóa, giáo dục, y tế… Vì vậy, Đảng CSVN đặc biệt “quan tâm” đến Phật giáo.


Thực tế cho thấy, sau 30/4/1975, đựa vào số đông công chúng hậu thuẫn, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất phản kháng sớm nhất, mạnh nhứt về nhà cầm quyền xâm phạm tự do tín ngưỡng. Tưởng bỡ, chính quyền dùng “bàn tay sắt” xử tử hòa thượng Thích Thiện Minh về tội cầm đầu gây rối và bắt một số sư thầy, phật tử đưa vào trại cải tạo. Từ đó, không chỉ một Thích Quảng Đức tự thiêu như dưới thời ông Diệm mà, ngày 2/11/1975, 12 tăng ni ở Thiền Viện Dược Sư (Cần Thơ) tự thiêu tập thể để phản đối chính quyền hà khắc đối với Phật giáo.



 Có lẽ, thấy không thể dùng vũ lực đối với Phật giáo, Đảng CSVN dùng kế sách“chia để trị”, tách Phật giáo ra làm hai. Năm 1981, Đảng CSVN cơ cấu nhân sự bằng cách chọn những sư sãi “Thích ăn mặn” rồi bật đèn cho Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam mở đại hội thành lập “Giáo hội Phật giáo Việt Nam (không có 2 chữ Thống nhứt), đặt trụ sở trung ương Giáo hội nầy tại chùa Quán Sứ (Hà nội). Những sư sãi “thích ăn mặn” nầy được bồi dưỡng, đào luyện thành những đảng viên, sĩ quan An ninh, bổ nhiệm trụ trì các chùa. Ngoài ru ngủ dân, theo dõi mọi động thái của họ, các Sư còn có trách nhiệm dùng chùa được trùng tu khang trang kinh doanh nghề “Buôn thần bán thánh” theo lối mê tín, dị đoan để hốt tiền gọi là “công đức” của những người nhẹ dạ và du khách  – có chia chác với nhau không, chia chác bằng cách nào hãy chờ Công an và các ngành hữu quan kiểm chứng.



Mặc dầu không cấm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhứt hành đạo, nhưng nhà cầm quyền ngầm đặt họ ra ngoài vòng pháp luật, cho người “chăm sóc” chặt chẽ nhứt cử nhứt động của họ. Bằng chứng là Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất  không đầu phục làm “Thích ăn mặn”, quyết làm “Thích ăn chay”, đang bị quản chế không thời hạn tại Thanh Minh Thiền Viện ở Saigon; Thiền Sư Nhất Hạnh, khó sống trong nước, phải  lưu vong ở nước ngoài .v.v. và v.v… Còn đối với “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” trở thành “Giáo hội Phật giáo Quốc doanh”, thuộc “phe ta” thì được ưu ái.



 Về hình thức, thấy chùa chiền Phật giáo mọc lên như nấm, nguy nga, quan chức thăm viếng tấp nập…, các đạo giáo khác so bì, cho rằng nhà nước không công bằng…, nhưng họ có biết đâu, Phật giáo du nhập vào Việt Nam hơn hai ngàn năm, từ không đến có, từ có ít đến có có nhiều, giờ đây bị mấy gã “Thích ăn mặn” trong “Giáo hội Phật giáo Quốc doanh” phá tan nát. Chư tăng, thiện nam tín nữ đang ruổng lòng, không sao phân biệt được cà sa nào chính thống, cà sa nào đội lốt Phật  lừa đời hại đạo. Ngay trong trung ương “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” còn bị lộ ra: Thích Thanh Quyết moi tiền bá tánh bằng chiêu trò “Cúng sao giải hạn” ở nhiều chùa trên đất Bắc; Thích Trúc Thái Minh (Minh Hiếu) (2) với chiêu trò giải hạn “Oan gia trái chủ” ở chùa Ba Vàng thuộc TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.v.v… Uy tín của Phật giáo đến hồi mạt vận, đang “ngàn cân treo đầu đỉnh”?!. Về phía mình, coi như Đảng CSVN bình thường hóa, vô hiệu hóa được một đối thủ đáng gờm trong tôn giáo nói chung. Nhưng Đảng CSVN còn có trách nhiệm trả lời trước công chúng và đảng viên của mình: Những ai dám chủ trương lấy đất công mở rộng chùa chiền? Một số không ít quan chức trung cao cấp thường tới lui thăm viếng những chùa nguy nga  nầy sao không phát hiện nó đã “buôn thần bán thánh” trong nhiều năm?.v.v…



Chết chóc, bịnh tật, đói nghèo… do ô nhiễm môi trường, do giao thông không hợp lý, do tham nhũng.v.v… trong thì hiện tại chớ đâu phải trong thì quá khứ? Thế thì tại sao các sư “Thích ăn mặn” dám nói nhảm là do “tiền căn báo hậu kiếp”?. Có phải, các “Thích ăn mặn” nhà ta cố tình đánh lạc hướng, cho những khổ nạn ấy thuộc thì quá khứ để: một là nói đỡ cho nhà cầm quyền, hai là moi tiền những khổ chủ trong chiêu trò “Cúng sao giải hạn” hay “Oan gia trái chủ” của những sư “Thích đô-la”?.



 Giáo hội Phật giáo Việt Nam” nói chung, các sư trụ trì ở các chùa bầy hầy nói riêng  “Dựa thế cậy quyền, ăn không chùi mép”, bị thiên hạ bắt quả tang, buộc Chính quyền phải ra tay xử lý những trường hợp bị lộ. Nhưng các Sư đừng quá âu lo, hãy rán chịu một chút cho qua, “ta đánh ta” theo kiểu giơ cao đánh khẻ cho yên lòng dân chớ “Tay cắt tay sao nỡ, ruột cắt ruột sao đành”?.

Như hình với bóng: Đảng cầm quyền chia phe thì Giáo hội Phật giáo Quốc doanh cũng chia phái, hình thành những liên minh ma quỷ “Sư lợi dụng Quan, Quan lợi dụng Sư = đôi bên cùng có lợi”. -/- 


Chú thích

(1)Tôn giáo là nói chung, đạo giáo là nói nói riêng.

(2) Thích Trúc Thái Minh là Phật danh, cấp bậc và họ tên thật của ông là Đại tá An ninh Vũ Minh Hiếu. 

-------- 


Tham khảo thêm thông tin dưới

 Danh sách Quan chức các cấp dự khánh thành chùa Ba Vàng





















Sáng 09/03/2014 (9 tháng 2 Giáp Ngọ), Đại lễ khánh thành ngôi “Đại hùng Bảo điện” chùa Ba Vàng Tp. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã được long trọng tổ chức.



Đại lễ vô cùng hân hoan và vinh dự có sự tham dự của quý vị đại biểu gồm: 



Đại biểu Trung ương:



 1/  Ông Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQVN.



2/ Thượng tướng Bùi Văn Nam - Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an,



3/  Ông Đào Trọng Thi - Ủy viên TW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nước CHXHCNVN,



4/ Ông Nguyễn Văn Quynh - Ủy viên TW Đảng, Phó ban Tổ chức TW,



5/ Ông Lê Văn Thanh - Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động, TB & XH,



6/  Ông Nguyễn Tấn Hưng - Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Phước,



7/  Ông Trần Văn Túy - Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy  tỉnh Bắc Ninh,



8/ Ông Bùi Thanh Hà, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ.



9/  Giáo sư Vũ Khiêu - Anh hùng lao động - Nhà Văn hóa lớn.



Đặc biệt, Ban Tổ chức còn được tiếp những lẵng hoa của quý vị Đại biểu hôm nay không đến dự được vì lý do bận công tác, gồm:



1-  Bà Nguyễn Thị Doan - Ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng, Phó Chủ tịch Nước CHXHCNVN,



2-  Bà Nguyễn Thị Kim Ngân – UV Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN,



3-  Đại Tướng Trần Đại Quang – UV Bộ Chính Trị, Bộ Trưởng Bộ Công an,



4-  Cụ Đỗ Mười - Nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam,



5-  Ông Ngô Văn Dụ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương ĐCS VN,



6- Ông Phạm Thế Duyệt - Nguyên thường trực Bộ chính trị, Nguyên CT Ủy ban TW MTTQVN

Cùng quý đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các Bộ, Ban ngành, đoàn thể Trung ương.



Đại biểu Tỉnh Quảng Ninh



1. Bà Đỗ Thị Hoàng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Trưởng đoàn Đại biểu QH tỉnh QN.



2. Ông Nguyễn Văn Đọc - Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.



3. Ông Nguyễn Ngọc Minh - Chủ tịch UB MTTQ tỉnh Quảng Ninh.



4. Bà Vũ Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.



 5. Ông Đặng Huy Hậu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh,

Cùng các vị Đại biểu Lãnh đạo cấp Tỉnh, Thành phố, Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo cơ sở, ban ngành, đoàn thể thuộc tỉnh Quảng Ninh.



Đại biểu thành phố Uông Bí:



1. Ông Nguyễn Thành Phố - Bí thư Thành ủy - Chủ tịch HĐND Thành phố Uông Bí.



 2. Ông Nguyễn Văn Long - Nguyên Bí thư Thành ủy Uông Bí,



3. Ông Nguyễn Ngọc Thu - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Uông Bí.



 4. Ông Phạm Cao Hải - Ủy viên BTV, Chủ tịch UB MTTQ Thành phố Uông Bí.



Ngoài ra còn có đại biểu lãnh đạo, cựu lãnh đạo các cấp huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Quảng Ninh và hàng vạn phật tử và nhân nhân thập phương đến dự lễ khánh thành tại sân lớn ngôi “Đại hùng Bảo điện” để cùng hoan hỉ và tùy hỷ công đức với nhà chùa. -/-



Nguồn:  Trang Web chuabavang.com vn  (đã gở xuống tối 20/3/2019)