Nguyễn Hiền
(VNTB) - Nếu ví mô hình này như một bàn cờ
tướng, thì Phạm Nhật Vũ chính là Xe, hạ được Xe thì tới Tượng (hai cựu Bộ
trưởng), hạ được Tượng sẽ tới Sĩ (con gái ông Nguyễn Tấn Dũng), và cuối cùng là
Tướng (ông Nguyễn Tấn Dũng).
Phạm Nhật Vũ bị bắt vì “đưa hối lộ”.
Ông là em trai của Phạm Nhật Vượng, tỷ phú USD (7,6 tỷ
USD) tại Việt Nam.
AFP nhận định, động thái này diễn ra khi “nhà nước
cộng sản mở rộng trấn áp tham nhũng”, với người đứng đầu bảo thủ - Nguyễn Phú
Trọng.
Động thái này bẻ gãy nguyên lý “cái gì không mua được
bằng tiền sẽ được mua bằng rất nhiều tiền”. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy rằng,
ông Nguyễn Phú Trọng đang tăng tốc dọn dẹp nhóm lợi ích mà ông cho là tồn vong
đến chế độ trước khi về hưu vào năm 2021.
Một loạt người bị bỏ tù, chủ yếu là nhóm lợi ích liên
quan đến nguồn tài nguyên quốc gia, trong đó nổi bật là dầu khí, và sau là viễn
thông.
Có 4 nhóm vấn đề được đặt ra.
Một, tại sao bắt Phạm Nhật Vũ là nước cờ quan trọng?
Đó là vì, trước đó vào tháng 2.2019, hai vị cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin &
truyền thông bị khởi tố về tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử
dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng. Và từ tháng Hai đến tháng Tư, là
thời điểm mà chính quyền do ông Nguyễn Phú Trọng tiến hành “đối chất” quan
trọng đối với ông Phạm Nhật Vượng, người hiện đang thao túng ngành bất động
sản, và là biểu tượng ngành công nghiệp oto Việt Nam. Trong hai tháng đó, ông
Vượng phải tiến hành các hoạt động “vận động” người em về đầu thú, bởi nếu Phạm
Nhật Vũ không bị bắt, thì tội danh của 2 Cựu Bộ trưởng Bộ thông tin &
truyền thông mãi chỉ là vi phạm quy định nhà nước. Nếu ví mô hình này như một
bàn cờ tướng, thì Phạm Nhật Vũ chính là Xe, hạ được Xe thì tới Tượng (hai cựu
Bộ trưởng), hạ được Tượng sẽ tới Sĩ (con gái ông Nguyễn Tấn Dũng), và cuối cùng
là Tướng (ông Nguyễn Tấn Dũng). Đó là lý do vì sao, Facebooker Phạm Việt Thắng
– “người đưa tin” sớm các sự kiện “bắt – giữ - truy tố” các chính trị gia trung
và cao cấp Việt Nam đã buông thõng một quan điểm: “Xướng tên “người tử tế”.
Trong chia sẻ cá nhân này, ông Thắng không ngần ngại nhắc đến người con gái của
ông Dũng (Phượng Hồng), ông Nguyễn Tấn Dũng (người tử tế), và quy trình “khai
báo” của nhóm quan chức bị bắt. Nhưng phải mất 2 tháng để chuyển đổi tội danh
và bắt Phạm Nhật Vũ được cho là “muộn”, nó phản ánh sự đấu tranh gay gắt trong
nội bộ ĐCSVN hiện tại.
Hai là, động thái nhấn mạnh yếu tố “nhân sự” và liên
tục bắt giữ các quan chức cao cấp, đến mức truy tố của ông Nguyễn Phú Trọng,
mặc dù bản thân hai cựu ra sức “vận động”, chứng tỏ hai quan điểm: 1/ Việc dọn
dẹp nhóm lợi ích mà ông Trọng đang cho là nguy cơ chế độ đang được ông đẩy lên
cao nhất, và các lần kỷ luật thậm chí nhà tù được tiến hành như một phương diện
“răn đe – nêu gương” như nhiều lần ông Trọng nêu ra; 2/ Cho thấy, ông Trọng
đang dọn dẹp nhóm lợi ích trước khi hoàn toàn về hưu vào năm 2021, một tin đồn
len lỏi.
Trong thực tế, trấn áp và xử lý rốt ráo các đường dây
tham nhũng, làm hao tổn lợi ích ngân sách, làm sụp đổ uy tín đảng cầm quyền là
minh chứng cho khả năng ông Nguyễn Phú Trọng thôi chức vụ trong kỳ đại hội sắp
tới. Nhưng nếu như vậy, nó cũng đặt ra một khả năng là ai có thể thay thế ông
để nối tiếp con đường “chống tham nhũng” này? Trong khi luật pháp quốc gia vẫn
chưa thực sự nghiêm trị tội tham nhũng và nguồn gốc tham nhũng (kê khai thu
nhập), và bản thân “luật đảng” đến nay vẫn thuần túy “ai sai thì sửa, ai cứng
đầu thì nghiêm trị” một cách mơ hồ và dễ dàng bị lách qua.
Thứ ba, việc bắt giữ Phạm Nhật Vũ và truy tố về tội
“đưa hối lộ”, gián tiếp truy tố Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn về tội “nhận
hối lộ” đã cho thấy quyết tâm truy đến cùng những ai đã lợi dụng quyền lực để
thâm thủng ngân sách nhà nước. Có lẽ, câu chuyện 30 tỷ USD di sản thời ông Phan
Văn Khải để lại, cùng hàng loạt các yếu tố thiên thời địa lợi đã bị “người tử
tế” phá nát trong 2 nhiệm kỳ là điều không chỉ đau với bản thân ông Nguyễn Phú
Trọng, mà cả những ai thực sự khách quan nhìn nhận về “cơ hội” phát triển quốc
gia bị bỏ qua. Và thực tế, nếu ông Nguyễn Phú Trọng đưa lần lượt những kẻ phá
hoại ngân sách quốc gia ra ngoài ánh sáng, đưa các tội trạng phù hợp với luật
định đối với những chính trị gia này, thì cần phải công nhận vai trò của ông
Nguyễn Phú Trọng trong việc đấu tranh phòng chống tham nhũng, và tái lập lại kỷ
cương luật pháp ở các chính trị gia. Và có nên cho rằng không thể mải miết gắn
nhãn “thanh trừng phe phái” để phủ nhận vai trò và nỗ lực của ông Trọng trong
phòng chống tham nhũng? Việc ông Trọng dọn dẹp phe nhóm lợi ích, tạo khuôn cho sự
phát triển kinh tế trong 2 nhiệm kỳ sắp tới là điều không thể bỏ qua, nhưng tạo
khuôn này có tính chất ngắn hạn hay dài hạn sẽ bàn ở bài viết sau.
Thứ tư, câu chuyện “nhận hối lộ” được cho là đang lan
đến ông Bùi Quang Vinh, Lê Mạnh Hà,… Riêng ông Bùi Quang Vinh là người có những
phát ngôn “để đời” về con đường lên CNXH và các phát biểu liên quan đến đầu tư
và cải cách thể chế. Việc dính dáng đến tội “nhận hối lộ” lần này cũng làm vỡ
đi “thần tượng” của không ít người, nhưng nó cũng cho thấy, trong hệ thể chế
hiện nay, số người “không nhận hối lộ” là số hiếm. Chức vụ càng cao, có dính
dáng đến “gia đình cách mạng” thuộc cán bộ trung và cao cấp thì khả năng ‘ăn’
còn nhiều. Chính yếu tố này đã cho thấy, việc ông Nguyễn Phú Trọng mở đường
đánh tham nhũng, nhưng hiệu quả tham nhũng có kéo dài hay không cần phải được
đánh giá lại. Bởi nếu không cải cách thể chế mạnh mẽ, thì các quan chức sau ông
– những người mà ông “quy hoạch” và kỳ vọng, sẽ rất dễ dàng nhúng chàm. Và bản
thân tội nhận “hối lộ” được phát lộ trong thời gian qua gần như là một đường
dây, thay vì tính chủ thể riêng lẻ, do đó, khi chưa có một khuôn pháp lý hoàn
chỉnh. Thì việc chống tham nhũng thời kỳ cuối của ông Nguyễn Phú Trọng chủ yếu
dựa vào địa vị kiêm hai chức vụ và sự nguy cấp của chế độ. Nếu “sự nguy cấp chế
độ” trôi qua, thì tham nhũng sẽ trỗi dậy, trong bối cảnh kỳ đại hội tiếp theo
“sự kiêm nhiệm” sẽ không còn tồn tại.