bà Phạm Chi Lan © Ảnh: Vũ Phương/GDVN |
Theo bà Phạm Chi Lan, việc một Tập đoàn Trung Quốc đề xuất tham gia xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam đặt ra rất nhiều vấn đề và người dân chắc chắn sẽ có những phản ứng, Trí Thức Trẻ ghi.
Vốn Trung Quốc tưởng ưu đãi nhưng rốt cuộc lại là ngược đãi
Tập đoàn Thái Bình Dương (Trung Quốc) đã làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT và đề xuất tham gia đầu tư theo hình thức hợp tác công — tư (PPP) dự án đường bộ cao tốc Bắc — Nam phía Đông.
| |
Trao đổi với PV, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, việc Tập đoàn Thái Bình Dương đề xuất như vậy là "việc của họ" và chắc chắn họ đã thấy "rất có lợi về nhiều mặt" nên mới đưa ra ý kiến mong muốn tham gia làm đường cao tốc Bắc — Nam phía Đông của Việt Nam.
"Về phía các cơ quan chức năng của Việt Nam, tôi
muốn nói rằng, khi làm với Trung Quốc nếu càng có lợi cho họ bao nhiêu thì lại
càng thiệt cho mình bấy nhiêu.
Điều này đã được minh chứng qua biết bao nhiêu dự án Trung Quốc làm ở Việt
Nam mà điển hình như dự án đường sắt trên cao Cát Linh — Hà Đông", bà
Lan nói.Nữ chuyên gia kinh tế kỳ cựu phân tích, các dự án với Trung Quốc đã cho thấy, các công trình thường dùng công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ kỹ, chất lượng thấp khiến công trình hỏng đi, hỏng lại rất nhiều lần, gây tốn kém.
"Về tài chính, dù phía Trung Quốc có nêu ứng vốn cho trước hay chào thầu với giá thấp nhưng rút cục giá lúc nào cũng bị đội lên gấp mấy lần so với ban đầu. Dự án đường sắt trên cao Cát Linh — Hà Đông đã cho thấy quá rõ, dự án đã bị đội giá rất cao. Nhiều người nhìn vào bên ngoài tưởng Trung Quốc cho vay vốn với sự ưu đãi nhưng rốt cuộc lại là ngược đãi với giá rất cao, tạo cho đất nước, nhân dân gánh nặng trả nợ rất lớn, kéo dài", bà Lan nêu.
© AP Photo / Alexander F. Yuan
|
Về tiến độ thi công theo bà Lan, gần như tất cả
các công trình làm với Trung Quốc không bao giờ đạt được tiến độ về thời gian
như cam kết và thường kéo dài rất lâu. Và khi càng kéo dài sẽ càng đội vốn lên,
chất lượng công trình xuống thấp.
"Chính phía Trung Quốc cũng có động lực để kéo dài
việc thi công và điều này khiến cho quãng đường hoặc mục tiêu đưa công trình
vào sử dụng sớm của chúng ta bị đảo ngược, gây ảnh hưởng đến uy tín của Nhà
nước Việt Nam với nhân dân.
Chưa kể, một dự án sau khi hoàn thành đắt đỏ mà chất lượng thấp sẽ khiến cho
hiệu quả kinh tế rất kém", bà Lan chỉ rõ."Tôi đề nghị không chấp nhận đề xuất của Tập đoàn Trung Quốc"
Một khía cạnh khác được nữ chuyên gia kinh tế nhắc đến, sau khi thắng thầu các dự án, phía Trung Quốc thường đưa công nhân của nước mình sang làm việc và như vậy sẽ không tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa được bao nhiêu, gây nhiều hệ lụy tiêu cực.
"Đường cao tốc Bắc Nam có vai trò rất quan trọng,
coi như xương sống của đất nước và có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh.
Việc một Tập đoàn Trung Quốc đề xuất tham gia xây dựng như vậy đặt ra rất nhiều
vấn đề và người dân chắc chắn sẽ phản ứng. Chưa kể, chúng ta và các nước xung
quanh có quá nhiều bài học khi làm các dự án với Trung Quốc. Do đó, tôi đề nghị
không chấp nhận đề xuất của Tập đoàn Trung Quốc và mong các nhà lãnh đạo, cơ
quan chức năng tỉnh táo, sáng suốt quyết định", bà Lan nêu quan điểm.
|
Trước một số lo ngại về việc Trung Quốc thường
bỏ thầu thấp nên khả năng trúng thầu sẽ cao nếu chúng ta đưa ra đấu thầu quốc tế
đối với dự án đường cao tốc Bắc — Nam, bà Lan cho rằng, hiện Luật đấu thầu
mới đã có sửa đổi về yêu cầu hàng đầu.
Cụ thể, thay vì lấy cơ sở về giá thầu thấp như trước đây, luật đấu thầu mới
đã lấy cơ sở về chất lượng lên hàng đầu.
"Dù lấy cơ sở về giá hay về chất lượng cũng cần
những người xét duyệt thầu phải khách quan, công tâm, có lòng yêu nước chứ đừng
vì lợi ích của mình mà gây hệ lụy cho đất nước. Đây là tiền của dân. Thuế của
thế hệ này và thế hệ sau sẽ trả cho dự án cao tốc Bắc — Nam do đó mọi thứ
phải công khai. Người dân có quyền được hỏi, biết về số tiền bỏ ra sẽ nhận lại
những gì", bà Lan nhấn mạnh.